Câu hỏi 67: Nếu người thứ ba không biết mà giao dịch với vợ, chồng mà đã có ký thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng dẫn đến việc phát sinh nghĩa vụ đối với tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (nhưng đã được chia theo thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng) thì sẽ được xử lý như thế nào?

Vợ chồng có thể lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận dựa trên nguyên tắc tự do, tự nguyện cùng với nhau về việc xác lập và thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với tài sản của họ[1]. Thỏa thuận này có thể được thể hiện dưới dạng văn bản có công chứng,…

Xem Thêm

Câu hỏi 66: Sau khi thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có hiệu lực, nếu vợ hoặc chồng muốn thay đổi nội dung hay hủy bỏ thỏa thuận phân chia đó thì có được không? Vợ chồng có phải ra công chứng hoặc chứng thực để xóa thỏa thuận phân chia tài sản chung không? Vợ chồng có cần báo cho các chủ nợ của hai bên không? Các tài sản mà hai bên đã phân chia trước thời điểm hủy thỏa thuận sẽ là tài sản chung của vợ chồng hay vẫn là tài sản riêng của từng bên và chỉ có các tài sản nào phát sinh từ thời điểm có thỏa thuận của hai bên về việc hủy bỏ thỏa thuận phân chia tài sản mà thôi?

Như đã phân tích ở phần trước, để thỏa thuận phân chia các tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có hiệu lực, thỏa thuận này phải được lập thành văn bản và được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc phải…

Xem Thêm

Câu hỏi 65: Hiệu lực của việc thỏa thuận phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân được tính từ thời điểm nào?

Hiệu lực của việc thỏa thuận phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân được xác định như sau[1]: Thứ nhất, căn cứ vào thời điểm có hiệu lực theo thỏa thuận của vợ chồng và được ghi trong văn bản thỏa thuận phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân; Thứ hai,…

Xem Thêm

Câu hỏi 64: Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, trong thời gian hôn nhân hai bên có quyền thỏa thuận với nhau về việc phân chia một phần hay toàn bộ tài sản chung của vợ chồng. Như vậy, đối với những hoa lợi, lợi tức và chi phí phát sinh từ những tài sản được chia đó thì sẽ do ai được hưởng hay gánh chịu? Có những loại tài sản nào mà không thể được chia? Có trường hợp nào mà vợ chồng không được quyền chia tài sản không? Thỏa thuận phân chia tài sản của vợ chồng có cần người làm chứng không? Vợ chồng có cần đem thỏa thuận phân chia tài sản đi công chứng hoặc chứng thực không?

Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ những tài sản được phân chia theo thỏa thuận của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thuộc sở hữu của ai? Chi phí mà phát sinh từ những tài sản được chia này do ai chịu? Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ…

Xem Thêm

Câu hỏi 63: Trong thời kỳ hôn nhân, hai bên vợ chồng có được quyền thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng và xác định thời điểm để các tài sản khác hình thành từ thời điểm đó trở đi sẽ là tài sản riêng của người vợ hoặc chồng tạo lập ra nó không? Nếu được thì cần sự xác nhận của cơ quan Nhà nước nào?

Việc chia tài sản chung của vợ chồng sẽ được thực hiện nếu vợ chồng muốn phân chia tài sản chung và vẫn tồn tại quan hệ hôn nhân. Đây là quyền cơ bản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nên được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Trong trường hợp vợ…

Xem Thêm

Câu hỏi 62: Tài sản chung của vợ chồng bao gồm những loại tài sản hữu hình và vô hình nào? Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ ví dụ như quyền tác giả, quyền mua cổ phần, tư cách thành viên trong các hiệp hội xã hội, hiệp hội nghề nghiệp, quyền hứa mua, hứa bán, quyền lợi trong di chúc của bên thứ ba mà hình thành trong thời kỳ hôn nhân có được xem là tài sản chung của vợ chồng không? Hoa lợi, lợi tức phát sinh trong thời kỳ hôn nhân từ tài sản riêng của vợ, chồng có được xem là tài sản chung không? Tài sản hình thành từ hoa lợi, lợi tức phát sinh trong thời kỳ hôn nhân từ tài sản riêng của mỗi vợ, chồng có được xem là tài sản chung của vợ chồng không?

Tài sản chung của vợ chồng bao gồm những loại tài sản hữu hình và vô hình nào? Trước hết, tài sản cần được hiểu một cách tổng quát như thế nào. Bộ luật Dân sự 2015 quy định tài sản rất rõ ràng, bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài…

Xem Thêm

Câu hỏi 61: Những quà tặng là tiền và trang sức mừng cưới mà gia đình, họ hàng và khách mời tặng cho cô dâu, chú rể trong ngày cưới có được xem là tài sản chung của vợ chồng không?

Currently, in many cases of divorce, it is quite difficult to handle requests on property separation during the marriage period when it comes to money and jewelry given to the groom and bride by their families, relatives, and guests at the wedding. The fact is that no legal document provides guidance on this matter. The…

Xem Thêm

Câu hỏi 60: Các tài sản nào được pháp luật công nhận là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khi vợ chồng ly hôn?

Có nhiều cặp vợ chồng không xác định được một cách chính xác các tài sản chung và tài sản riêng của họ trong thời kỳ hôn nhân. Trong khi đó, vấn đề xác định tài sản chung của vợ chồng là rất quan trọng trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến tài…

Xem Thêm

Câu hỏi 59: Theo quyết định ly hôn của Tòa án thì vợ hoặc chồng ly hôn sẽ chịu trách nhiệm trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chung và người còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu sau đó người vợ hoặc chồng chịu trách nhiệm nuôi con lại không đồng ý nhận tiền cấp dưỡng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng vì cho rằng mình có đủ khả năng tài chính để lo cho con nhưng người có nghĩa vụ cấp dưỡng vẫn muốn được cấp dưỡng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải làm gì để người vợ hoặc chồng chịu trách nhiệm nuôi con phải nhận tiền cấp dưỡng và dùng tiền đó để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chung?

Theo quy định, sau khi ly hôn, vợ hoặc chồng không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo thỏa thuận hoặc quyết định, bản án của Tòa án. Quy định này được đặt ra là rất hợp tình, hợp lý, phù hợp với đạo đức, truyền thống văn hóa…

Xem Thêm

Câu hỏi 58: Việc cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành án đối với người có nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng không thực hiện sẽ được thực hiện như thế nào? Có thể trừ lương qua tài khoản ngân hàng hay phát mãi tài sản của người có nghĩa vụ cấp dưỡng không?

Khi cha hoặc mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo bản án, quyết định giải quyết ly hôn của Tòa án nhưng người này không tự nguyện thực hiện hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì để bảo đảm quyền lợi cho con chung, cha hoặc mẹ đang trực tiếp nuôi con…

Xem Thêm