Câu hỏi 9. Cách tính trợ cấp thôi việc cho NLĐ có thỏa thuận về thời gian thử việc nếu chấm dứt HĐLĐ sau ngày Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực?

Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/12/2020 (“Nghị định 145”) có hiệu lực từ ngày 01/02/2020. Do vậy, nếu HĐLĐ chấm dứt sau ngày 01/02/2020 thì Nghị định 145 sẽ được áp dụng để làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc cho NLĐ (nếu có).

Theo đó, công thức để tính thời gian làm việc của NLĐ làm cơ sở để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian mà NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi khoảng thời gian NLĐ đã tham gia BHTN theo quy định của BLLĐ và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trước đó (nếu có)[29]. Trong đó, thời gian thử việc được xem là thời gian NLĐ làm việc thực tế cho NSDLĐ kế thừa tinh thần của Nghị định 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/01/2015. Do vậy, nếu HĐLĐ có hiệu lực sau ngày Nghị định 145 có hiệu lực thì thời gian làm việc thực tế cho NSDLĐ làm căn cứ để tính trợ cấp thôi việc sẽ bao gồm cả thời gian thử việc của NLĐ. Theo đó, NSDLĐ không phải trả trợ cấp thôi việc cho khoảng thời gian thử việc của NLĐ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng theo Mục II.1.1 của Quyết định 2777/QĐ-BHXH ngày 31/12/2015, nếu NSDLĐ và NLĐ giao kết HĐLĐ mà có quy định thời gian thử việc thì NLĐ sẽ thuộc đối tượng tham gia BHTN và thời gian tính trợ cấp thôi việc cho NLĐ sẽ là tổng thời gian làm việc thực tế của NLĐ (bao gồm cả thời gian thử việc) trừ đi khoảng thời gian mà NLĐ đã tham gia BHTN (bao gồm cả thời gian thử việc).

[29] Điều 8.3 Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/12/2020