Câu hỏi 115: Trong vụ án ly hôn, trong những trường hợp nào thì đương sự được quyền yêu cầu Tòa án thẩm định tại chỗ. Việc thẩm định có cần báo trước không? Việc thẩm định phải có sự hiện diện của ai? Có cần lập biên bản về việc thẩm định không? Ai sẽ chịu chi phí có liên quan đến việc thẩm định (ví dụ như chi phí đo đạc, xác định vị trí, đặc điểm, tính chất, mức độ thiệt hại, tỷ lệ % còn lại của tài sản)?

Thẩm định tại chỗ là một trong những biện pháp để thu thập tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán phụ trách vụ án tiến hành khi xét thấy cần thiết, có thể là theo yêu cầu của đương sự hoặc do Thẩm phán chủ động tiến hành và phải được thực hiện theo trình tự do pháp luật quy định. Khi thực hiện xem xét, thẩm định tại chỗ, Thẩm phán sẽ phải xuống tận hiện trường nơi có chứng cứ cần thẩm định (thường là các đối tượng không di chuyển được). Kết quả thẩm định phải được ghi bằng biên bản và được coi là nguồn chứng cứ[1]. Trong vụ án ly hôn, việc thẩm định tại chỗ có vai trò quan trọng nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được chính xác, khách quan, đặc biệt đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng trong những tình huống nhất định. Về cơ bản, việc thẩm định tại chỗ được thực hiện trong vụ án ly hôn được thực hiện như sau:

Các trường hợp nào cần thẩm định tại chỗ?

Như đã phân tích ở trên, thẩm định tại chỗ là chứng cứ được thực hiện bởi một bên vợ hoặc chồng, người mà có quyền yêu cầu hoặc Thẩm phán sẽ tự quyết định khi xét thấy cần thiết. Các đối tượng thẩm định tại chỗ thường là bất động sản (ví dụ như đất đai, nhà, công trình xây dựng, mặt nước, ao hồ, rừng cây) và những đối tượng khác mà không có khả năng di chuyển đến Tòa án được, và các đối tượng này có những tính chất, đặc điểm, kích thước, hiện trạng, nội dung, hình thái, v.v., cần được làm rõ. Đây là những đối tượng cần được thẩm định làm rõ tại chỗ vì nhiều khi thực trạng không đúng với hồ sơ kỹ thuật và giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu mà các bên cung cấp.

Việc thẩm định có cần báo trước không?

Việc thẩm định phải được báo trước cho đương sự để đương sự biết và chứng kiến việc thẩm định[3]. Khi Tòa án quyết định việc thẩm định, quyết định này phải được gửi đến cho đương sự. Quy định này sẽ giúp đương sự chứng kiến và giám sát việc thẩm định, bởi kết quả thẩm định có thể trở thành chứng cứ trong vụ án. Đồng thời, nếu đương sự có mặt thì biên bản thẩm định phải có chữ ký của đương sự.

Việc thẩm định này phải báo trước cho đương sự để họ biết và chứng kiến việc thẩm định[5]. Khi Tòa án quyết định việc thẩm định, quyết định này phải được gửi đến cho đương sự. Quy định này sẽ giúp đương sự chứng kiến và giám sát việc thẩm định, bởi kết quả thẩm định có thể trở thành chứng cứ trong vụ án. Đồng thời, nếu đương sự có mặt thì biên bản thẩm định phải có chữ ký của họ.

Việc thẩm định cần có sự hiện diện của những ai?

Thành phần thẩm định tại chỗ phải có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã, cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét thẩm định[7]. Khi những người này không có mặt thì Tòa án phải hoãn buổi thẩm định tại chỗ[8]. Thẩm phán, Thư ký Tòa án là những người trực tiếp tiến hành việc thẩm định nên họ phải có mặt. Bên cạnh đó, một số người tham gia vào việc thẩm định tại chỗ ví dụ như cán bộ đo vẽ đất đai, kiểm kê cũng cần có mặt để tiến hành việc thẩm định.

Đương sự có thể có mặt hoặc không có mặt, nếu có mặt thì sẽ được yêu cầu ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản ghi kết quả thẩm định. Nếu đương sự vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành thẩm định tại chỗ mà không hoãn[11].

Như vậy, từ các quy định ở trên có thể thấy rằng, quy định của pháp luật không ràng buộc việc Viện kiểm sát sẽ tham gia vào quá trình thẩm định tại chỗ. Tuy nhiên, việc không tham gia của Viện kiểm sát lại gây khó khăn trong việc nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát, bởi vì có những trường hợp Tòa án thẩm định không đúng với hiện trạng đất, và Kiểm sát viên lại không thể phát hiện nên có thể dẫn đến việc cấp phúc thẩm phải cho thẩm định lại. Do đó, một số Tòa án vẫn phối hợp với Viện kiểm sát cùng tham gia thẩm định tại chỗ[13].

Ai sẽ chịu chi phí thẩm định tại chỗ?

Đối với đa số các vụ án khác, chi phí thẩm định tại chỗ sẽ do đương sự đưa ra yêu cầu thẩm định nhưng không được Tòa án chấp nhận chịu. Tuy nhiên, trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, không phụ thuộc vào việc sau này Tòa án có chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn[15].


[1] Điều 94.6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

[3] Điều 101.1 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

[5] Điều 101.1 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

[7] Điều 101.1 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

[8] Điều 9.3 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP.

[11] Điều 9.4 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP.

[13] Lê Thị Thanh Xuân, “Thực tiễn áp dụng thủ tục xem xét thẩm định tại chỗ trong các vụ án dân sự”,Tạp chí Tòa án Nhân dân ngày 4/12/2019, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/thuc-tien-ap-dung-thu-tuc-xem-xet-tham-dinh-tai-cho-trong-cac-vu-an-dan-su.

[15] Điều 157.3 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về cách chúng tôi có thể hỗ trợ bạn về các vấn đề về ly hôn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: +84 (28) 36223522 hoặc email cho chúng tôi tại info@phuoc-partner.com.