Bảng kiểm tra tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp 2024

Cropped image of businesswoman writing on checklist

Kính chào Quý doanh nghiệp,

Như Quý doanh nghiệp đã biết, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có yêu cầu) là bước pháp lý đầu tiên cho các doanh nghiệp khởi sự kinh doanh tại Việt Nam. Sau bước này, quá trình triển khai hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp còn phải tuân thủ các quy định khác nhau của pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực kinh doanh. Với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh trên nền tảng tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau, Công ty Luật TNHH Phước và Các Cộng Sự đã thiết kế Bảng Kiểm Tra Tuân Thủ Về Pháp Luật Cho Doanh Nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp có thể thực hiện việc kiểm tra “sức khỏe pháp lý” của doanh nghiệp mình một cách đơn giản mà hiệu quả nhất.

Bảng Kiểm Tra Tuân Thủ Về Pháp Luật Cho Doanh Nghiệp được thiết kế như là một danh mục kiểm tra đơn giản bao gồm các quy định và yêu cầu cơ bản và phổ biến của pháp luật hiện hành của Việt Nam mà các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải tuân thủ.

Trong quá trình tự kiểm tra, các doanh nghiệp sẽ được cập nhật nhiều kiến thức pháp lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Xin lưu ý rằng Bảng Kiểm Tra Tuân Thủ Về Pháp Luật Cho Doanh Nghiệp này không bao gồm tất cả các lĩnh vực pháp luật mà doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ trong hoạt động của mình cũng như không đi sâu vào các quy định thật sự quá chi tiết. Trong trường hợp các doanh nghiệp kinh doanh trong một số ngành, nghề đặc thù, chẳng hạn như ngân hàng, dược phẩm, dầu mỏ, bảo hiểm…, thì còn phải tuân thủ thêm các quy định pháp lý có liên quan khác. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải tuân theo các quy định chi tiết trong từng lĩnh vực cụ thể, như thuế, hóa đơn, xuất nhập khẩu, hải quan, bảo vệ môi trường…

Bảng Kiểm Tra Tuân Thủ Về Pháp Luật Cho Doanh Nghiệp này được thiết kế để xác định các quy định cơ bản của pháp luật Việt Nam mà các doanh nghiệp phải tuân thủ. Nếu doanh nghiệp trả lời “KHÔNG” cho bất kỳ yêu cầu tuân thủ nào, doanh nghiệp nên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể về các trường hợp đó. Trong trường hợp các câu hỏi có liên quan đến các hoạt động mà doanh nghiệp chưa phát sinh trong thực tế, xin vui lòng bỏ qua câu hỏi đó.

Vui lòng xem chi tiết “Bảng Kiểm Tra Tuân Thủ Về Pháp Luật Cho Doanh Nghiệp”  TẠI ĐÂY