Theo quy định của pháp luật lao động, công đoàn được thành lập dựa trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ[473]. Vì vậy, về mặt nguyên tắc, việc thành lập CĐCS không phải là nghĩa vụ của NSDLĐ. NLĐ có quyền trong việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn[474].
Tuy nhiên, việc thành lập CĐCS sẽ đem lại những lợi ích nhất định đối với NLĐ và NSDLĐ. Đối với NLĐ, CĐCS sẽ thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và NLĐ; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện TƯLĐTT, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, NQLĐ, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Đối với NSDLĐ, CĐCS sẽ giúp quá trình xây dựng và ban hành các tài liệu nội bộ của doanh nghiệp (ví dụ như NQLĐ, TƯLĐTT, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng và các chính sách khác có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của NLĐ) được thuận tiện và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, khi tiến hành xử lý KLLĐ đối với NLĐ, sự tham gia và có mặt của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở mà NLĐ là thành viên cũng là yêu cầu bắt buộc theo quy định[475].
[473] Điều 6.1 Luật Công đoàn
[474] Điều 170.1 BLLĐ
[475] Điều 122.1 (c) BLLĐ