Nếu NLĐ là người nước ngoài mong muốn kéo dài thời hạn cư trú tại Việt Nam, họ phải yêu cầu tổ chức bảo lãnh thực hiện các thủ tục pháp lý nhất định để gia hạn tạm trú[531]. Theo đó, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Việt Nam sẽ xem xét yêu cầu gia hạn tạm trú của NLĐ là người nước ngoài dựa trên hồ sơ được tổ chức bảo lãnh cho người đó nộp. Ngoài ra, không có bất kỳ quy định nào của pháp luật Việt Nam quy định rằng việc NSDLĐ chi trả chi phí y tế cho NLĐ là người nước ngoài sẽ được xem là trường hợp gia hạn tạm trú cho họ.
Mặt khác, theo quy định của pháp luật, người bảo lãnh cho NLĐ là người nước ngoài phải là doanh nghiệp hay tổ chức tuyển dụng họ vào làm việc tại Việt Nam[532]. Tuy nhiên, nếu HĐLĐ chấm dứt do hết hạn, NSDLĐ không có nghĩa vụ phải bảo lãnh cho NLĐ tiếp tục cư trú tại Việt Nam nữa. Hơn nữa, theo quy định của pháp luật Việt Nam[533], không có bất kỳ loại thị thực nào sẽ được cấp cho người nước ngoài để họ ở lại Việt Nam với lý do điều trị y tế.
Ngoài ra, theo tham khảo ý kiến của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, nếu NLĐ là người nước ngoài đang điều trị tại cơ sở y tế thì có thể được bảo lãnh ở lại Việt Nam. Theo đó, NSDLĐ có thể đề nghị NLĐ là người nước ngoài yêu cầu cơ sở y tế đang điều trị bảo lãnh cho họ.
[531] Điều 35.1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
[532] Điều 14 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
[533] Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam