In principle, the divorcing spouses are entitled to negotiate on all matters, including the division of properties. In cases where the spouses cannot reach an agreement on common property division, they can submit a request to the Court. The Court will consider and decide to apply the matrimonial regime according to the law (except for cases where the spouses have agreed to the property regime as agreed upon). Accordingly, when dividing the common properties of the spouses upon divorce, the properties shall be split in half, but other factors must also be taken into account to determine either spouse’s proportion of the properties.
Tài sản của công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm: (i) tài sản của các thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu; và (ii) tài sản hình thành trong quá trình kinh doanh. Khi tiến hành chia tài sản chung của vợ chồng là phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, mà tình hình công ty có nhiều tài sản đồng thời cũng đang nợ nần hơn cả số tài sản hiện có, thì trước tiên cần xác định giá trị của công ty tại thời điểm phân chia tài sản là bao nhiêu. Có nhiều phương pháp xác định giá trị của doanh nghiệp, và tùy vào các tiêu chí đánh giá của phương pháp mà giá trị của doanh nghiệp có thể sẽ khác nhau. Giả sử dựa trên báo cáo tài chính của công ty, giá trị tài sản của công ty có nhiều hơn nợ phải trả, thì phần giá trị còn lại của công ty sẽ là cơ sở để tính giá trị phần vốn góp và chia cho các bên theo nguyên tắc bảo đảm lợi ích chính đáng trong sản xuất kinh doanh và công sức đóng góp của vợ chồng. Ngược lại, nếu nợ phải trả cao hơn giá trị tài sản của công ty, hiểu một cách đơn giản là vốn của chủ sở hữu trong công ty bằng 0 hoặc dưới 0, khi đó cần xử lý các vấn đề phát sinh như sau:
- Theo nguyên tắc của Luật Doanh nghiệp, nếu thành viên đã góp đủ vốn như cam kết sẽ chỉ chịu trách nhiệm về tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã góp[1]. Do đó, dù công ty phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản vượt quá giá trị tài sản của công ty thì các thành viên góp vốn cũng không chịu trách nhiệm thêm. Do vậy, vợ hoặc chồng không phải là thành viên góp vốn không phải liên đới với chồng hoặc vợ để chịu trách nhiệm về tài sản của công ty; và
- Như đã phân tích trong Quyển sách này, phần vốn góp là một loại quyền tài sản. Theo Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền. Do đó, trong trường hợp phần vốn góp trong công ty được xác định giá trị bằng 0 hoặc dưới 0 thì có thể hiểu rằng lúc này phần vốn góp không còn mang tính chất là một quyền tài sản và không còn là tài sản nữa. Như vậy, trong trường hợp này, việc Tòa án quyết định không chia phần vốn góp trong công ty là hợp lý hơn cả. Việc chia phần vốn góp theo cách giao cho một người và người đó trả cho người còn lại khoản tiền chêch lệch tỏ ra bất hợp lý trong tình huống này. Bởi lẽ, giá trị phần vốn góp nắm giữ đã không còn và việc nắm giữ phần vốn góp không phát sinh lợi tức nhưng phải mất một khoản tương đương với một phần của phần vốn góp có giá trị là bất hợp lý.
[1] Điều 47.1.(b) Luật Doanh nghiệp 2014
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về cách chúng tôi có thể hỗ trợ bạn về các vấn đề về ly hôn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: +84 (28) 36223522 hoặc email cho chúng tôi tại info@phuoc-partner.com.