Trong thời kỳ hôn nhân, quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng đối với tài sản chung của vợ chồng là ngang nhau, không dựa trên phần tài sản mà vợ, chồng đóng góp, tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân[1]. Cụ thể hơn, sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất – là hình thức sở hữu mà phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với khối tài sản chung[2].
Tuy nhiên,
trong thực tế cuộc sống và theo truyền thống văn hóa của Việt Nam, còn ảnh hưởng
từ chế độ phong kiến, một số gia đình thường đặt quyền quyết địnhviệc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt
các tài sản chung của vợ chồng vào tay người có thu nhập cao hơn trong gia
đình, thông thường là người chồng. Việc đặt quyền quyết địnhviệc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt
các tài sản chung của vợ chồng vào tay người có thu nhập cao hơn trong gia đình
là không phù hợp với tinh thần của Luật Hôn nhân và gia đình. Vợ và chồng luôn
bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung của vợ chồng, thậm
chí cả trong trường hợp một người đi làm có thu nhập cao và người còn lại chỉ ở
nhà lo việc nội trợ trong gia đình, không có bất cứ thu nhập nào. Hơn nữa,
theo quy định tại Điều 30 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, nếu vợ hoặc chồng
có nhu cầu sử dụng tài sản chung của vợ chồng, định đoạt tài sản, thực hiện giao
dịch có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu
của gia đình cũng như cho bản thân trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày thì
không cần sự cho phép của phía bên kia cũng như phía bên kia không có quyền hạn
chế, gây cản trở hoặc ngăn cấm. Cần lưu ý thêm, tài sản chung của vợ chồng phải
không thuộc các nhóm tài sản mà theo quy định của pháp luật cần có sự quyết định
của vợ chồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản, hoặc không phải là tài sản có liên
quan đến nguồn thu nhập chính yếu và duy nhất của gia đình.
[1] Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
[2] Điều 210.1, 213.1 Bộ luật Dân sự 2015.
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về cách chúng tôi có thể hỗ trợ bạn về các vấn đề về ly hôn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: +84 (28) 36223522 hoặc email cho chúng tôi tại info@phuoc-partner.com.