Hội thảo về Pháp lý: Nghị Định 13/2023/NĐ-CP và Thỏa Thuận Không Cạnh Tranh

Với sự phát triển chóng mặt của kinh tế và công nghệ, hiện nay, bảo vệ dữ liệu cá nhân và bảo vệ bí mật kinh doanh hay thông tin không được công bố của doanh nghiệp tất yếu trở thành ưu tiên để bảo vệ quyền lợi của các cá nhân là người lao động, khách hàng, người tiêu dùng,…và doanh nghiệp.

Kể từ khi có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2023, Nghị định 13/2023/NĐ-CP (sau đây gọi là “Nghị định 13”) về bảo vệ dữ liệu cá nhân đã mang đến những thay đổi quan trọng cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Song song đó, Thỏa thuận không cạnh tranh cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ lợi thế cạnh tranh và bí mật kinh doanh của doanh nghiệp.

(“Thỏa thuận không cạnh tranh là thỏa thuận người lao động sẽ không tham gia vào các hoạt động cạnh tranh với doanh nghiệp trong một số ngành nghề nhất định hoặc làm việc cho một đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.” – Nguồn: Tạp chí Luật sư Việt Nam)

Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong việc hiểu và áp dụng Nghị định 13/2023/NĐ-CP và Thỏa thuận không cạnh tranh có thể kể đến như:

  • Áp dụng chưa đúng pháp luật khi xử lý dữ liệu cá nhân: Doanh nghiệp vẫn áp dụng quy định của Luật An toàn thông tin, Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử khi xử lý dữ liệu cá nhân của người lao động mà chưa cập nhật những quy định mới nhất từ Nghị định 13;
  • Hiểu chưa đúng quy định về thỏa thuận không cạnh tranh và bảo vệ dữ liệu cá nhân dẫn đến việc áp dụng chưa đúng quy định của pháp luật.

Hiểu được những vấn đề nhức nhối đó, CLB Giám đốc Pháp chế Doanh nghiệp tổ chức Hội thảo về Pháp lý với chủ đề “Nghị Định 13/2023/NĐ-CP và Thỏa Thuận Không Cạnh Tranh”.

Diễn giả: Luật sư Dương Tiếng Thu  – Senior Partner, Phuoc & Partners.

Nội dung chính của Hội thảo bao gồm:

  1. Nghị định 13/2023/NĐ-CP
  • Những vấn đề mà doanh nghiệp cần lưu ý theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP;
  • Trách nhiệm của doanh nghiệp liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP.
  1. Thỏa thuận không cạnh tranh
  • Giá trị pháp lý của thỏa thuận không cạnh tranh hiện nay
    • Các quan điểm pháp lý hiện nay về giá trị của Thỏa thuận không cạnh tranh;
    • Đánh giá của Tòa án trên thực tế áp dụng.
  • Chiến lược xây dựng thỏa thuận không cạnh tranh
    • Các thời điểm giao kết Thỏa thuận không cạnh tranh;
    • Những lưu ý khi soạn thảo Thỏa thuận không cạnh tranh và những giải pháp thay thế để thỏa thuận không cạnh tranh được áp dụng hiệu quả.

Đối tượng tham dự:

  • Người làm công tác nhân sự của các doanh nghiệp;
  • Người làm công tác Kiểm toán và Tuân thủ (Audit & Compliance), luật sư nội bộ của doanh nghiệp;
  • Chuyên gia, luật sư tư vấn về các vấn đề liên quan đến người lao động, doanh nghiệp;
  • Các nhà quản trị doanh nghiệp;
  • Các cá nhân quan tâm đến lĩnh vực lao động và pháp luật lao động.

Lợi ích tham dự:

    • Nắm bắt quy định mới nhất theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP và về thỏa thuận không cạnh tranh;
    • Biết cách áp dụng Nghị định 13/2023/NĐ-CP và thỏa thuận không cạnh tranh qua các case study của doanh nghiệp;
    • Tránh những rủi ro pháp lý và giảm thiểu chi phí: Hạn chế hậu quả khi doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính / hình sự và xảy ra tranh chấp với người lao động;
    • Học hỏi và nhận tư vấn từ các chuyên gia: Người tham dự có cơ hội đặt câu hỏi, thảo luận và nhận được tư vấn cụ thể về các vướng mắc thực tế mà họ đang gặp phải trong quá trình làm việc;
  • Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ quản lý;
  • Kết nối với các Luật sư, những người làm công tác pháp chế doanh nghiệp. 

Thông tin sự kiện:

  • Thời gian: 10:00 – 11:30, Thứ Ba, ngày 17 tháng 09 năm 2024
  • Hình thức: Online

Giá vé: 

  • 540.000đ/ vé (Đã bao gồm 8% VAT)
  • Hội viên CCCC: vé 0đ (áp dụng cho HV gói Online trở lên)

Thông tin liên hệ:

Số lượng vé có hạn. Đăng ký ngay!

Về Luật sư Dương Tiếng Thu

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật lao động và việc làm, Luật sư Dương Tiếng Thu không chỉ cung cấp dịch vụ pháp lý cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, mà cô còn đóng góp một cách đáng kể cho sự phát triển lành mạnh của cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ luật sư tại Việt Nam thông qua việc tham gia tích cực vào một số câu lạc bộ của các doanh nghiệp, các chương trình đào tạo dành cho doanh nghiệp, chương trình huấn luyện dành cho luật sư…

Các đóng góp của Luật sư Thu cho cộng đồng pháp chế tại Việt Nam:

  • Luật sư Thu thường xuyên chia sẻ các chủ đề liên quan về pháp luật tại Hội nghị Luật Lao động, Hội nghị Nhân sự Việt Nam do CLB Nhân sự Việt Nam – VNHR tổ chức;
  • Hiện tại, cô còn là diễn giả về pháp luật lao động tại Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA);
  • Luật sư Thu tham gia thuyết trình tại các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ luật sư do Liên đoàn luật sư Việt Nam và Đoàn Luật sự Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức;
  • Luật sư Thu đã đóng góp các bài viết chuyên ngành và nhiều lần được đăng trên tạp chí Kinh Tế Sài Gòn.