Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về hành vi ngoại tình mà chỉ ghi nhận“việc sống chung như vợ chồng với người khác mà một hoặc cả hai bên đang trong mối quan hệ hôn nhân với người khác nữa được coi là vi phạm chế độ hôn nhân”[1]. Mặc dù trên thực tế, hành vi ngoại tình có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, nhưng chiếu theo quy định của pháp luật thì việc sống chung như vợ chồng như được nêu ở trên mới được xem là một trong những hành vi vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.
Như vậy, hành vi ngoại tình vẫn được xem là căn cứ có lợi cho nguyên đơn khi xem xét yêu cầu ly hôn, tuy nhiên mức độ ngoại tình phải như theo quy định của pháp luật (tức là có việc sống chung như vợ chồng với người khác mà một hoặc cả hai bên đang trong mối quan hệ hôn nhân với người khác) thì mới có căn cứ để Tòa án giải quyết đơn phương ly hôn.
Đối với việc phân chia tài sản chung của vợ chồng, Tòa án sẽ dựa trên hai căn cứ chính, thứ nhất là thỏa thuận giữa hai bên và thứ hai là quy định của pháp luật có liên quan[3]. Trong trường hợp thỏa thuận chia tài sản giữa vợ chồng là vô hiệu hoặc hai bên không thỏa thuận được với nhau, Tòa án sẽ giải quyết theo nguyên tắc chia đôi[4]. Tuy nhiên, không nhất thiết lúc nào hai phần tài sản cho vợ, chồng cũng phải bằng nhau mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác bao gồm:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; và
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng[7].
Trong đó, nếu chứng minh được việc ngoại tình của một bên đã vi phạm nghiêm trọng về nghĩa vụ đối với bên còn lại, thì lỗi của một bên xuất phát từ vấn đề ngoại tình sẽ được xem xét là một trong những căn cứ có lợi cho bên còn lại khi chia tài sản chung. Cụ thể hơn, Điều 7.4.(d) Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP giải thích yếu tố lỗi bao gồm vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản, mà lỗi về nhân thân (như đã đề cập ở trên) được xác định có liên quan đến vấn đề ngoại tình ở mức độ nghiêm trọng. Do đó, Tòa án có thể sử dụng căn cứ ngoại tình như là một trong những căn cứ cần thiết để chia tài sản chung cùa vợ chồng có lợi cho bên còn lại[9].
[1] Điều 5.2.(c) Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
[3] Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
[4] Điều 59.2 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
[7] Điều 59.2 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
[9] Điều 7. 4.(d) Thông tư liên tịch số 01/2016.
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về cách chúng tôi có thể hỗ trợ bạn về các vấn đề về ly hôn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: +84 (28) 36223522 hoặc email cho chúng tôi tại info@phuoc-partner.com.