Dưới góc độ pháp lý, NSDLĐ phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với những nơi đã có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở mà NLĐ là thành viên khi: (i) xây dựng phương án sử dụng lao động nếu việc tái cơ cấu ảnh hưởng đến việc làm từ 02 NLĐ trở lên. Tuy nhiên, NSDLĐ chỉ phải tham khảoý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với những nơi đã có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở mà NLĐ là thành viên chứ không có nghĩa vụ phải có được sự chấp thuận của họ. Tuy nhiên, ý kiến không đồng tình hoặc bất lợi của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở có thể khiến cho quy trình thủ tục bị kéo dài và tạo tiền đề cho NLĐ khiếu nại hay chống đối việc tái cơ cấu của doanh nghiệp.
Do đó, những người phụ trách việc tái cơ cấu của doanh nghiệp nên lưu ý đến những vấn đề sau đây để có được sự hợp tác và ý kiến có lợi từ phía tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở:
- Nên mời tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở tham gia từ bước thủ tục đầu tiên và trong suốt quy trình thủ tục cho thôi việc do tái cơ cấu, cụ thể, ngay từ bước lập kế hoạch, NSDLĐ có thể cân nhắc việc mời tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở tham gia cho ý kiến; và
- Mời luật sư chuyên nghiệp bên ngoài giải thích và tư vấn thêm cho tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở về tính pháp lý của việc tái cơ cấu để mọi thành viên trong tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở được thông suốt để họ có thể giải thích thấu tình đạt lý với NLĐ khi cần thiết.