Ngay khi bắt đầu học đàn piano, chắc là bạn sẽ được giáo viên của bạn giới thiệu sơ qua về bàn phím đàn piano và những chức năng cơ bản của nó. Đây được xem là một trong những bài học cơ bản đầu tiên mà bất kỳ người học đàn piano nào cũng cần được học qua trước khi học tiếp các lý thuyết âm nhạc và kỹ năng thực hành khác. Nếu học đàn piano mà bạn không biết rõ chức năng của đàn piano nói chung và chức năng của từng nốt nhạc, từng quãng từng hợp âm nói riêng thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp thu những kiến thức âm nhạc phức tạp hơn về đàn piano sau này.
Nói chung, đàn piano có tổng cộng 88 phím tương ứng với bảy quãng tám đầy đủ và hai quãng tám thiếu ở hai đầu bàn phím, với 52 phím trắng và 36 phím màu đen. Mỗi quãng tám trên đàn piano có mười hai phím, trong đó có bảy nốt trắng và năm nốt đen. Khi học đàn piano, bạn chỉ cần nhớ một quãng tám đầu tiên rồi từ đó bạn sẽ suy ra và nhớ hết toàn bộ số nốt nhạc có trên bàn phím.
Trên bàn phím của đàn piano có 7 nốt cơ bản là các phím trắng, được sắp xếp nằm liền kề nhau theo một thang âm và có các ký hiệu là A (la), B (si), C (đô), D (rê), E (mi), F (fa), G (sol). Các nốt nhạc xếp từ A tới G và tiếp tục lặp lại theo một trật tự như vậy trên bàn phím. Các phím đen được phân bố thành từng cụm, có cụm thì 2 phím nằm gần nhau và có cụm thì 3 phím nằm gần nhau. Thông thường, giữa cụm hai phím đen sẽ là một phím trắng. Phím đen thường thể hiện cho các nốt thăng và nốt giáng. Nốt đen đầu tiên trong cụm hai nốt đen là C# (hoặc Db) và nốt đen kế tiếp là D# (hoặc Eb). Nếu bạn nhớ được những nốt đen đó thì xem như việc học đàn piano của bạn đã dễ dàng hơn rồi. Dù các phím trắng và phím đen có vị trí và đặc trưng khác nhau nhưng chúng lại kết hợp với nhau để tạo thành một chuổi tuần hoàn trên đàn piano. Chính vì thế, việc nắm vững cũng như phân biệt được các phím trắng và phím đen trên đàn piano sẽ giúp bạn chơi đàn piano nhanh hơn. Đây chính là nền tảng kiến thức căn bản về đàn piano mà bạn không nên bỏ qua.
Quãng tám thiếu thứ nhất ở bên tay trái của bạn được gọi là quãng tám cực trầm và chữ cái viết hoa thêm số 2 ở bên dưới (ví dụ, C2, G2). Kế tiếp, quãng tám đủ thứ nhất được gọi là quãng tám trầm và chữ cái cũng được viết hoa thêm số một ở bên dưới (ví dụ, C1, G1). Kế tiếp nữa, quãng tám đủ thứ hai được gọi là quãng tám lớn và chữ cái tương tự cũng được viết hoa (ví dụ, D, F, G). Kế tiếp theo, quãng tám đủ thứ ba được gọi là quãng tám nhỏ có chữ cái được viết thường (ví dụ, c, d, e). Kế tiếp một lần nữa là quãng tám đủ thứ tư được gọi là quãng tám một, sau đó là quãng tám đủ thứ năm được gọi là quãng tám hai, kế tiếp thêm nữa là quãng tám đủ thứ sáu được gọi là quãng tám ba, rồi cũng kế tiếp nữa là quãng tám đủ thứ bảy được gọi là quãng tám bốn (Chữ cái chỉ tên âm viết thường với chữ số chỉ nhóm ở phía trên, ví dụ, c1 g1 f2) và sau cùng là quãng tám thiếu thứ hai được gọi là quãng tám năm. Khi chơi đàn piano theo phong cách nhạc nhẹ, quãng tám thiếu cực trầm và quãng tám trầm thường chỉ dành cho bè âm Bass khi bạn cần chơi dày ở phần cao trào của đoạn điệp khúc B, quãng tám lớn cũng thường được sử dụng để làm bè cho âm Bass khi bạn chơi các đoạn phiên khúc A khi giai điệu hơi dâng lên cao về phía bên tay phải. Cũng có khi, bè của âm Bass lại được chơi ở quãng tám đủ nhỏ khi phần giai điệu được chơi lâu ở các quãng tám đủ hai và quãng tám đủ ba tương ứng để không cho ở giữa phần mẫu âm hình đệm ở tay trái và phần giai điệu ở bên tay phải bị trống, loãng nhiều ở quãng tám một. Cũng có khi phần bè của âm Bass và phần mẫu âm hình đệm lại được tác giả bản nhạc cố ý để bạn chơi ở các quãng tám đủ một và quãng tám đủ hai và để phần giai điệu được chơi ở các quãng tám lớn hoặc quãng tám nhỏ (kỹ thuật chéo tay) nhằm mục đích tạo sắc thái riêng nào đó cho bản nhạc. Phần lót câu thường nằm ở vị trí của các quãng tám đủ hai, quãng tám ba, quãng tám bốn và thỉnh thoảng cũng sẽ nằm ở quãng tám năm hoặc ở các quãng tám nhỏ hoặc quãng tám một nếu phần giai điệu lại nằm cao ở các quãng tám hai, quãng tám ba. Đối với các phần chạy ngón, fill-in, chúng sẽ chạy xuyên suốt qua lại từ quãng tám trầm đi qua các quãng tám khác rồi di chuyển đến quãng tám năm và đi ngược lại.
Bài viết này của tôi được viết trên cơ sở dựa vào những kiến thức âm nhạc mà tôi đBài viết này của tôi được viết trên cơ sở dựa vào những kiến thức âm nhạc mà tôi đã được học cũng như những kinh nghiệm tập chơi đàn piano trong nhiều năm qua. Nếu bạn thấy những thông tin chia sẻ của tôi ở trên là hữu ích cho việc học đàn piano của bạn, xin hãy ủng hộ tôi bằng một cú click chuột vào website này nhé www.phuoc-partner.com. Cám ơn bạn rất nhiều và chúc bạn thành công chinh phục loại nhạc cụ khó tính này nhé. Xin chào bạn.