Nhạc ngũ cung được sử dụng rộng rãi trong nhạc Rock, Blues, Metal, Jazz, Fusion, Country và nhiều thể loại khác. Âm giai Pentatonic chỉ bao gồm năm nốt, bắt đầu với nốt gốc và kết thúc là một quãng tám của nốt gốc đó.
Vì nhạc ngũ cung chỉ có năm nốt, trong đó nhạc Ngũ cung của Trung Quốc là: Cung, Thương, Giốc, Chũy, Vũ. Nhạc Ngũ cung của Trung Quốc khi du nhập vào Việt Nam đã dần dần được người Việt “Việt hóa” thành Hò, Xự, Xang, Xê, Cống và thêm âm thứ 6 là Líu. Trong đó, Hò = Đồ, Xự = Rê, Xang = Fa, Xê = Sol, Cống = La và vì thế bạn không thể dùng toàn bộ các hợp âm của âm nhạc phương Tây (là thể loại nhạc thất cung) để đặt hợp âm cho nhạc ngũ cung. Do đó, khi đệm đàn piano, bạn chỉ có thể rải nốt thay vì chơi hợp âm.
Nhạc ngũ cung cũng được chia thành điệu thức trưởng và điệu thức thứ. Nguyên tắc chính của nhạc ngũ cung là hai nốt liền kề nhau sẽ không được cách nhau nửa cung. Như vậy, bằng cách loại bỏ âm bậc IV và âm bậc VII của âm giai trưởng tự nhiên 7 nốt của nhạc thất cung thì sẽ tìm ra được công thức của trưởng ngũ cung. Công thức của trưởng ngũ cung như sau: 1, 1, 1, 1 ½ 1. Ví dụ, C, D, E, G A C. Đối với điệu thức thứ ngũ cung, bằng cách loại bỏ âm bậc II và âm bậc VI của âm thứ trưởng tự nhiên của nhạc thất cung thì sẽ ra công thức của thứ ngũ cung. Công thức của thứ ngũ cung như sau: 1 1/2, 1, 1, 1 1/2, 1. Ví dụ, C Eb F G Bb C.
Riêng đối với các bài hát có âm hưởng dân ca Nam bộ thì bạn nên dùng thang âm Nam bộ (ví dụ các bài chiếc áo bà ba, mưa rừng, v.v…). Theo đó, âm bậc VI sẽ được tăng lên nửa cung so với âm giai ngũ cung thứ (nếu hát thì rung nốt thứ 3). Ví dụ, âm giai Am là La-Đô-Rê-Mi-F#-Lá. Có một số bài hát bolero thì cần có sự kết hợp giữa âm giai thứ ngũ cung hoặc trưởng ngũ cung với thang âm Nam bộ.
Đối với các bài hát mang âm hưởng núi rừng tây nguyên thì bạn lại tận dụng các cặp nửa cung Mi-Fa và Si-Đô theo hai cặp chơi riêng là: Đô-Rê-Mi và Sol-Si-Đô.
Đối với các bài hát ở vùng Thanh Nghệ Tỉnh theo lối hát ru thì thang âm gồm ba nốt theo 2 quảng 4 đúng. Ví dụ như: C F Bb.
Đối với các bài hát về Huế thì cũng dùng dạng trưởng ngũ cung và thứ ngũ cung như ở trên.
Cái lắc léo kế tiếp của nhạc ngũ cung là ở mỗi vùng miền lại có cách luân chuyển, sắp xếp, nhấn nhá thứ tự các nốt theo những cách khác nhau tạo ra những hệ ngũ cung đặc trưng mà khi nghe là sẽ hình dung được đây là âm nhạc của vùng miền nào. Việt Nam thì có ngũ cung Bắc, ngũ cung Huế, ngũ cung Tây Nguyên, v.v…. còn ở các nước khác ở Phương Đông thì có ngũ cung của Nhật Bản, ngũ cung của Ấn Độ, v.v…
Bài viết này của tôi được viết trên cơ sở dựa vào những kiến thức âm nhạc mà tôi đã được học cũng như những kinh nghiệm tập chơi đàn piano trong nhiều năm qua. Nếu bạn thấy những thông tin chia sẻ của tôi ở trên là hữu ích cho việc học đàn piano của bạn, xin hãy ủng hộ tôi bằng một cú click chuột vào website này nhé www.phuoc-partner.com. Cám ơn bạn rất nhiều và chúc bạn thành công chinh phục loại nhạc cụ khó tính này nhé. Xin chào bạn.