Có khá nhiều người lớn khi học chơi đàn piano và có cơ hội được học các thuật ngữ chuyên môn âm nhạc phổ biến ví dụ như Bậc, Thang âm, Scale, Âm giai, Trường Canh, Điệu thức, Điệu tính, Gam, Gamme, Giọng, Chord thường lúng túng để hiểu và áp dụng một cách chính xác các thuật ngữ lý thuyết âm nhạc này.
Nói chung, các sách và tài liệu lý thuyết âm nhạc trên mạng bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài thường dùng các thuật ngữ nêu trên không được nhất quán. Do đó, vô hình trung làm cho những học viên tay ngang như bạn gặp khá nhiều khó khăn trong việc hiểu được những thuật ngữ này và một khi không thể hiểu rõ một cách cách tường tận tên gọi theo chức năng của chúng thì chắc chắn bạn khó có thể đọc và hiểu cách sử dụng chúng một cách chính xác nhất.
Nếu phải diễn giải những thuật ngữ chuyên ngành âm nhạc như trên theo lối hàn lâm âm nhạc thì sẽ gây khó khăn cho người học chơi đàn piano vì quá cao siêu và mơ hồ. Ví dụ, trong các sách dạy âm nhạc tại các nhạc viện, điệu thức được định nghĩa như là một hệ thống các mối tương quan giữa những âm ổn định và âm không ổn định và là nhân tố tổ chức mối tương quan độ cao của các âm thanh trong âm nhạc. Đọc như vậy, những học viên người lớn tay ngang như bạn sẽ rất khó hiểu, đầu óc rối tung. Do đó, để diễn đạt lại cho dễ hiểu, cần minh họa các thuật ngữ đó qua một ví dụ cụ thể và sinh động.
Ví dụ:
- Trong một quảng tám có 12 nốt là C C# D D# E F F# G G# A A# B và khi cầm một bản nhạc lên xem, trước hết bạn cần xác định đây là bản nhạc thuộc thể loại nào, dân ca vùng miền của Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản hoặc là bản nhạc theo lối nhạc phương tây? Giả sử như bản nhạc được soạn theo lối dân ca quan họ Bắc Ninh thì số âm thanh của chúng sẽ là 5 (ngũ cung) vì là điển hình cho âm nhạc phương Đông hoặc nói theo cách khác là có năm nốt. Còn nếu bản nhạc thuộc thể loại nhạc phương tây thì chúng sẽ có 7 âm thanh (ngũ cung) hay 7 nốt. Mỗi nốt trong 7 nốt này được gọi là một Bậc, như vậy sẽ có 7 bậc và chúng được gọi chung là Thang Âm hay Âm Giai (tiếng Anh gọi là Scale), là một tập hợp của 8 nốt từ thấp đến cao được chọn từ 12 nốt C C# D D# E F F# G G# A A# B ở trên. Như vậy, bạn đã có Thang Âm Ngũ Cung (5 nốt) hoặc Thất Cung (7 nốt) trong ví dụ nêu trên. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc trong Thang Âm này đều có Trường Canh (khoảng cách âm thanh) như nhau mà các Trường Canh của từng bậc sẽ là một trong các trường hợp sau đây: nữa cung, một cung, một cung rưỡi, thậm chí là hai cung. Có nhiều loại Thang Âm khác nhau ví dụ như Thang Âm Thất Cung Trưởng, Thang Âm Thứ Cơ Bản, Thang Âm Ngũ Cung, Thang Âm Blues, Jazz. Chẳng hạn, đối với Thang Âm thất cung thì tùy theo bản nhạc có tính chất buồn hay vui và từ đây đã phát sinh một khái niệm mới là Điệu Thức (khi bàn luận về học thuật)hay còn gọi là Âm Thể (gọi một cách thông dụng). Nếu bản nhạc có tính chất vui thì chúng ta có Điệu Thức Trưởng hay Âm Thể Trưởng (tiếng Anh gọi là Major) và ngược lại nếu bản nhạc có tính chất buồn thì chúng ta có Điệu Thức Thứ hay Âm Thể Thứ (tiếng Anh gọi là Minor). Các Điệu Thức Trưởng và Điệu Thức Thứ còn được gọi là Trưởng Tự Nhiên, Thứ Tự Nhiên. Ngoài ra, chúng còn được chia nhánh thêm hình thức Trưởng Hòa Thanh, Thứ Hòa Thanh và Thứ Giai Điệu.
- Ví dụ minh họa: Âm giai Đô trưởng sẽ có 7 bậc và 7 nốt với khoảng cách giữa chúng như sau:
Hợp âm chủ + 1 cung + 1 cung + nửa cung + 1 cung + 1 cung + nửa cung.
- Bước tiếp theo, mỗi người chúng ta có người hát giọng (ton) cao, có người hát giọng trung, giọng thấp hoặc nói theo cách khác chúng ta hát hoặc phát ra âm thanh ở các âm vực (nấc âm thanh) khác nhau chứ không phải ai cũng có cùng một âm vực nên việc tìm cho đúng (ton) giọng của người hát bản nhạc được gọi chung là Điệu Tính. Nếu trong thanh nhạc (ca hát) thì còn được gọi là Giọng (tiếng Anh gọi là Tonality và tiếng Pháp gọi là Tonalifé mà thường được đọc trại ra tiếng Việt là Tông), còn trong khí nhạc (tức chỉ có tiếng đàn) thì được gọi là Âm Cung. Sau khi xác định được Điệu Thức và Điệu Tính của bản nhạc, công việc tiếp theo là đưa các Hợp Âm (bao gồm các loại hợp âm ba nốt, hợp âm bốn nốt, v.v …) mà tiếng Anh gọi là Chord và tiếng phápgọi là Gamme mà khi Gamme được đọc trại ra tiếng Việt thì gọi là Gam) tiêu biểu cho Điệu Tính ấy vào trong bản nhạc để tạo nên phần mẫu âm hình đệm cho bản nhạc.
- Một bài hát thường bao gồm các thành phần sau đây: Motif hay Motive (Mô-Típ hay Đoạn nhạc khởi ý), Phrase (Câu nhạc), Section (Đoạn Nhạc hay Khúc Nhạc hay Nhạc Khúc). Trong đó, Mô-Típlà thành phần nhỏ nhất nhưng quan trọng nhất, nhiều Mô-Típ kết hợp với các thành phần kháctạo thànhCâu nhạc, nhiều Câu nhạc tạo thành Đoạn nhạc và nhiều Đoạn nhạc sẽ tạo thành Bài hát.
Như vậy, chỉ qua một ví dụ minh họa điển hình như ở trên, giờ đây bạn đã dễ hiểu hơn về các thuật ngữ âm nhạc này.
Bài viết này của tôi được viết trên cơ sở dựa vào những kiến thức âm nhạc mà tôi đã được học cũng như những kinh nghiệm tập chơi đàn piano trong nhiều năm qua. Nếu bạn thấy những thông tin chia sẻ của tôi ở trên là hữu ích cho việc học đàn piano của bạn, xin hãy ủng hộ tôi bằng một cú click chuột vào website này nhé www.phuoc-partner.com. Cám ơn bạn rất nhiều và chúc bạn thành công chinh phục loại nhạc cụ khó tính này nhé. Xin chào bạn.