- Hợp âm là gì
Hợp âm là một nhóm nốt có từ ba, bốn hoặc năm nốt được chơi cùng với nhau hoặc chơi lần lượt với chức năng chính của chúng là đệm cho giai điệu của bản nhạc hay đệm cho người hát hoặc tạo nhạc nền cho giai điệu chính.
Thông thường, một hợp âm sẽ được xây dựng từ hai quãng ba được chồng âm trở lên và mỗi nốt trong hợp âm cách nhau một phím trắng. Ví dụ, các nốt C-E-G có hai quãng ba, trong đó C-E là quãng ba thứ nhất và E-G là quãng ba thứ hai và hai quãng ba này khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành một hợp âm trưởng là hợp âm đô trưởng. Nốt mà hợp âm dùng làm âm nền được gọi là nốt chủ âm (nốt nền), còn các nốt khác trong hợp âm đó được gọi theo tên của quãng mà chúng tạo thành với nốt chủ âm. Trong một quãng tám đúng sẽ có 17 nốt nhạc (gồm cả các nốt thăng và nốt giáng). Mỗi nốt nhạc lại có 12 loại hợp âm khác nhau từ các hợp âm thuận cho đến các hợp âm nghịch.
Ví dụ: Nốt G sẽ có 12 hợp âm có liên quan sau đây:
G – Gm – Gdim – G+ – E – Em – Edim – E+ – C – Cm – Cdim – C+
- Có bao nhiêu loại hợp âm
Nói chung, có hai loại hợp âm chính là hợp âm thuận (Consonant chord) và hợp âm nghịch (Dissonant chord). Hợp âm thuận cho người nghe cảm giác hài hoà, thuận tai, ổn định, chắc chắn. Hợp âm thuận có các loại hợp âm như hợp âm ba trưởng và hợp âm ba thứ vì các hợp âm này được hình thành từ các quãng thuận (3 trưởng, 3 thứ và 5 đúng). Ngược lại, hợp âm nghịch là hợp âm tạo cho người nghe cảm giác không ổn định, nghịch tai, đòi hỏi phải được giải quyết về các hợp âm thuận. Hợp âm nghịch có các loại hợp âm ví dụ như hợp âm hợp âm ba tăng, hợp âm ba giảm, hợp âm 7, hợp âm 9, hợp âm 11, hợp âm 13, v.v…
Trong bất kỳ âm giai nào, các hợp âm chính ở các bậc I-IV-V sẽ là các hợp âm thuận vì các hợp âm này được hình thành từ các quãng thuận (3 trưởng hoặc 3 thứ và 5 đúng). Khi chơi các hợp âm thuận, bạn sẽ có cảm giác hài hòa, êm tai, ổn định. Có 2 loại hợp âm thuận là:
- Hợp âm Trưởng: có hai cấu tạo quãng ba, gồm quãng ba trưởng phía dưới và quãng ba thứ ở trên tạo thành một quãng năm đúng. Ví dụ: Hợp âm C có ba nốt trong hợp âm là Đồ Mi Sol từ nốt Đồ đến Mi là quãng ba trưởng và từ nốt Mi đến Sol là quãng ba thứ; và
- Hợp âm thứ: Có cấu tạo ngược lại với hợp âm trưởng với hai quãng ba, gồm quãng ba thứ trước rồi đến quãng ba trưởng.
Hợp âm nghịch hay còn gọi là hợp âm màu hay hợp âm mở rộng và là những hợp âm có từ bốn nốt nhạc trở lên và trong bốn nốt nhạc đó, có ít nhất một quãng là quãng nghịch. Khi chơi các hợp âm nghịch thì sẽ cho cảm giác khó chịu, chói tai, gay gắt đòi hỏi bạn phải chơi một cách có quy tắc, phải tìm cách giải quyết các hợp âm nghịch đó một cách nhanh gọn để trở về các hợp âm thuận cho nghe thuận tai. Các hợp âm nghịch gồm các loại hợp âm sau đây: hợp âm 3 tăng, hợp âm 3 giảm, hợp âm 5 tăng, hợp âm 5 giảm, hợp âm 6 trưởng, hợp âm 6 thứ, hợp âm 7, hợp âm 7 trưởng (7M), hợp âm 7 thứ, hợp âm 7 giảm hoặc còn được gọi là hợp âm 7 dim, hợp âm add 9, hợp âm 9, hợp âm 11, hợp âm 13, v.v…
- Vai trò của các nốt nhạc trong hợp âm và cách rút gọn hợp âm
Đối với các hợp âm ba nốt hay còn gọi là hợp âm ba (bao gồm âm 1, 3 và 5) thì âm 1 là âm gốc và là âm quan trọng nhất vì nó là nền móng tạo ra hợp âm ba nốt. Âm quan trọng thứ hai là âm 3 vì nó giúp phân biệt được tính chất trưởng hay thứ của hợp âm và sau cùng là âm 5. Nếu cần rút gọn hợp âm ba nốt vì một lý do nào đó ví dụ như bạn không có đủ ngón để bấm tại một thời điểm nào đó, bạn sẽ bỏ bớt âm 5 vì mức độ quan trọng của nó thấp nhất trong các âm của hợp âm ba nốt.
Đối với hợp âm bốn nốt hay còn gọi là hợp âm bảy (bao gồm âm 1, 3, 5 và 7), âm 1 là âm gốc và là âm quan trọng nhất vì nó là nền móng tạo ra hợp âm bốn nốt. Âm quan trọng thứ hai là âm 3 vì nó giúp phân biệt được tính chất trưởng hay thứ của hợp âm, quan trọng kế tiếp là âm 7 vì nó cho ra tính chất của hợp âm 7 và sau cùng là âm 5. Nếu cần rút gọn hợp âm bốn nốt vì một lý do nào đó, bạn sẽ bỏ bớt âm 5 vì mức độ quan trọng thấp nhất của nó trong các âm của hợp âm bốn nốt.
Đối với các hợp âm năm nốt hay còn gọi là hợp âm mở rộng hay hợp âm màu (bao gồm âm 1, 3, 5, 7 và 9) thì âm 1 cũng là âm gốc và là âm quan trọng nhất vì nó là nền móng tạo ra hợp âm. Âm quan trọng thứ hai là âm 3 vì nó giúp phân biệt được tính chất trưởng hay thứ của hợp âm. Âm quan trọng kế tiếp là âm 9 vì nó cho ra tính chất của hợp âm 9 rồi đến âm 7 và sau cùng là âm 5. Nếu cần rút gọn hợp âm năm nốt vì một lý do nào đó, đầu tiên bạn sẽ bỏ bớt âm 5 vì mức độ quan trọng thấp nhất của nó trong các âm của hợp âm rồi tiếp đến sẽ bỏ tiếp âm 7.
Đối với các hợp âm sáu nốt hay còn gọi là hợp âm mở rộng hay hợp âm màu (bao gồm âm 1, 3, 5, 7, 9 và 11) thì âm 1 cũng là âm gốc và là âm quan trọng nhất vì nó là nền móng tạo ra hợp âm. Âm quan trọng thứ hai là âm 3 vì nó giúp phân biệt được tính chất trưởng hay thứ của hợp âm. Quan trọng kế tiếp là âm 11 vì nó cho ra tính chất của hợp âm 11 rồi đến âm 9, âm 7 và sau cùng là âm 5. Nếu cần rút gọn hợp âm sáu nốt vì một lý do nào đó, đầu tiên bạn sẽ bỏ bớt âm 5 vì mức độ quan trọng thấp nhất của nó trong các âm của hợp âm sáu nốt, tiếp đến là âm 7 và sau cùng là âm 9.
Đối với các hợp âm 07 nốt hay còn gọi là hợp âm mở rộng hay hợp âm màu (bao gồm âm 1, 3, 5, 7, 9, 11 và 13) thì âm 1 là âm gốc và là âm quan trọng nhất vì nó là nền móng tạo ra hợp âm. Âm quan trọng thứ hai là âm 3 vì nó giúp phân biệt được tính chất trưởng hay thứ của hợp âm. Quan trọng kế tiếp là âm 13 vì nó cho ra tính chất của hợp âm 13 rồi đến âm 11, âm 9, âm 7 và sau cùng là âm 5. Nếu cần rút gọn hợp âm 07 nốt vì một lý do nào đó, đầu tiên bạn sẽ bỏ bớt âm 5 vì mức độ quan trọng thấp nhất của nó trong các âm của hợp âm 07 nốt, tiếp đến là âm 7, âm 9 và sau cùng là âm 11.
Bài viết này của tôi được viết trên cơ sở dựa vào những kiến thức âm nhạc mà tôi đã được học cũng như những kinh nghiệm tập chơi đàn piano trong nhiều năm qua. Nếu bạn thấy những thông tin chia sẻ của tôi ở trên là hữu ích cho việc học đàn piano của bạn, xin ủng hộ tôi bằng một cú click chuột vào website này nhé www.phuoc-partner.com. Cám ơn bạn rất nhiều và chúc bạn thành công chinh phục loại nhạc cụ khó tính này nhé. Xin chào bạn.