Kỹ thuật hòa âm 4 bè khi chơi piano (phần 1)

Hòa âm là môn nghệ thuật sử dụng các hợp âm để viết cho các bè hát trong cùng một lời ca hay cùng một nhạc điệu cùng một lúc. Hòa âm là nghệ thuật vì nó đòi hỏi bạn lựa chọn các hợp âm sao cho phù hợp nhất theo gu thẩm mỹ âm nhạc của bạn. Sự sắp xếp các nốt có trong hợp âm không những phải hay, phản ánh đúng ý đồ của tác giả bản nhạc mà lời ca của mỗi bè cũng phải trôi chảy. Sự chuyển đổi từ hợp âm này sang hợp âm khác được gọi chung là sự di chuyển của hợp âm. Các nốt nhạc di chuyển lên xuống trong một bè được gọi là sự chuyển động (moving).

Luật hòa âm được hiểu là những kinh nghiệm về hòa âm của những người đi trước, được rút tỉa, gạn lọc theo thời gian, để từ đó đưa ra những hướng dẫn hợp lý cho môn hòa âm. Luật hòa âm có những hướng dẫn căn bản để liên kết các hợp âm lại với nhau.

Một bản nhạc hòa âm thường có bốn bè soạn cho bốn giọng hát như sau: (1) Soprano (nữ cao); (2) Alto (nữ trầm); (ba) Tenor (nam cao); và (4) Basso (nam trầm). Hai bè nữ được viết trên khóa Sol trong khi hai bè nam được viết ở khóa Fa. Trong hợp xướng thì bốn bè của người hát sẽ xảy ra cùng một lúc nhưng trong hòa tấu thì không nhất thiết bốn bè phải vang lên cùng một lúc mà các bè sẽ lần lược xuất hiện trong ô nhịp vì khi một bè vang lên thì độ vang của nó vẫn còn và sẽ hòa quyện vào các bè sẽ vang lên tiếp theo. 

Do hợp âm ba chỉ có ba nốt nhạc nên để viết hòa âm bốn bè thì phải kẹp thêm một nốt, và đó thường là nốt gốc quãng một hay quãng tám (vì nốt gốc thường đại diện cho hợp âm) hoặc sẽ kẹp quãng ba (dùng để phân biết điệu thức trưởng hay điệu thức thứ), ít khi kẹp quãng năm. Đôi khi, bạn không dùng nốt quãng năm trong hợp âm (âm giảm). Khi đọc một hợp âm bạn sẽ đọc từ dưới lên.  

Khi học về hòa âm, bạn cần chú ý đến bốn vấn đề sau đây: (1) Âm vực của giọng hát (vocal range); (2) Kép âm (doubling) và giảm âm (omit); (3) Thể của hợp âm (trial intersion); và (4) khoảng cách giữa các bè.  Về Âm vực của giọng hát, các nốt nhạc phải nằm trong âm vực của mỗi bè hoặc mỗi loại nhạc cụ. Việc chia âm vực chỉ có tính chất tương đối vì có người hát cao hay hát trầm. Khoảng cách giữa hai bè liền nhau (ví dụ như bè Soprano và Alto) không được cách nhau quá một quãng tám trừ bè Basso và Tenor vì nếu cách nhau quá xa thì âm thanh sẽ bị rỗng ở giữa và không được hay. Các bè cũng không được chéo bè tức là khi bè Tenor lại thấp hơn bè Basso hay bè Alto lại cao hơn bè Soprano.

Hòa âm có hai thể xếp là thể xếp hẹp (close) và thể xếp rộng (open). Thể xếp hẹp là khi khoảng cách giữa bè Soprano và bè Alto nhỏ hơn một quãng tám. Thể xếp rộng là khi khoảng cách từ bè Tenor đến bè Soprano cách nhau từ một quãng tám trở lên (dùng khi bè Soprano ở cao).

Một bài hòa âm chuẩn khi:

  • Các bè phải nằm ở trong âm vực của từng bè;

    • Các bè không được cách nhau quá xa;

    • Không được chéo bè;
  • Không có quãng năm hay quãng tám đúng song song vì như vậy sẽ không có hòa âm; và

    • Không có Quãng năm và quãng tám cùng chiều.

Tâm lý của quãng trong hòa điệu.

  • Quãng ba và quãng sáu nghe thuận tai và có vai trò quan trọng nhất vì quãng ba làm thay đổi màu sắc của bản nhạc. Quãng ba trưởng cho cảm giác vui tươi và trong trẻo trong khi quãng ba thứ cho cảm giác buồn bã và u tối. Quãng sáu là quãng ba đảo lại cho cảm giác êm dịu, nhưng không vững vàng như quãng ba.
  • Quãng hai và quãng bảy là các quãng nghịch nên nghe chói tai. Quãng bảy là quãng đảo của quãng hai nên nghe nghịch tay nhưng đở hơn quãng hai (vì ở xa nhau).
  • Quãng bốn, quãng năm và quãng tám đúng thì đầy tròn. Trong đó, quãng tám cho cảm giác đầy đặn, mạnh mẻ, còn quãng năm cho cảm giác tròn trĩnh, đầy đủ giống như quãng tám còn quãng bốn nghe có vẻ quả quyết, không buồn, không vui.
  • Luật hòa âm nói chung không cho phép các quãng tám và quãng năm di chuyển song song vì khi di chuyển như vậy thì không có hòa âm và nghe nhàm tai, âm thanh nghèo nàn.
  • Các quãng tăng và quãng giảm thì quá sáng hoặc quá tối.

Hợp âm 3 có ba thể đó là thể nguyên vị, thể đảo 1 (I6) và thể đảo 2 (I6/4). Hợp âm 7 có bốn thể đó là thể nguyên vị, thể đảo 1 (V6/5), thể đảo 2 (V4/3) và thể đảo 3 (V2). Khi ở thể đảo 3 (V2) của hợp âm 7 thì âm thanh có khuynh hướng bị hút về thể đảo 1 (I6) của hợp âm chủ. Ví dụ, hợp âm Em khi muốn di chuyển về Am thì sẽ chuyển từ Em di chuyển qua Em/D rồi từ đó mới về Am/C. Tóm lại, khi đi theo vòng quãng bốn (I-IV hoặc V-I) thì âm 7 luôn được giải quyết đi xuống. Do đó, khi sử dụng âm 7 ở bè Bass thì nó nhất định phải đi xuống. Ví dụ về vòng quãng bốn:

  • Em-E7-Am-Am7-D-D7-G-G7-C-CM7-F#dim-F#7-5-B-B7-Em;
  • G-G7-C-CM7-F#dim-F#7-5-B-B7-Em-E7-Am-Am7-D-D7-G.
  • Am-Am7-Dm-Dm7-G-G7-C-CM7-F-FM7-Bdim-Bdim7-E-E7-Am.
  • C-CM7-F-FM7- Bdim-Bdim7-E-E7-Am-Am7-Dm-Dm7-G-G7-C.