Phân biệt tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

tranh chap lao dong

Tác giả Luật Sư Nguyễn Hữu Phước với bài viết Phân biệt tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

Theo Điều 3.8 của Bộ luật Lao động, tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác. Theo các quy định tại Điều 203 và Điều 207 của Bộ luật Lao động, tranh chấp này có thời hạn yêu cầu giải quyết là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm và có thể giải quyết thông qua: (i) Hòa giải viên lao động; (ii) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; hoặc (iii) Tòa án nhân dân.

Trong khi đó, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. Khác với tranh chấp lao động tập thể về quyền, đây là tranh chấp phát sinh khi không có vi phạm về lao động. Theo Điều 203 của Bộ luật Lao động, tranh chấp này có thể giải quyết thông qua: (i) Hòa giải viên lao động, hoặc (ii) Hội đồng trọng tài lao động.

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về cách chúng tôi có thể hỗ trợ bạn về các vấn đề về lao động và việc làm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: +84 (28) 3622 3522 hoặc email cho chúng tôi tại info@phuoc-associates.com