Khái niệm tranh chấp lao động cá nhân và 2 lưu ý về tranh chấp lao động cá nhân?

tranh chấp lao động cá nhân

Tranh chấp lao động cá nhân.

Theo Điều 3.7 của Bộ luật Lao động, tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động. Khi xảy ra tranh chấp lao động cá nhân, người lao động và người sử dụng lao động cần chú ý những vấn đề sau:

  • Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải trước khi được giải quyết tại Tòa án, trừ các tranh chấp: (1) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; (2) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; (3) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; (4) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; và (5) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  • Thời hiệu yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm (theo Điều 202 của Bộ luật Lao động);

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về cách chúng tôi có thể hỗ trợ bạn về các vấn đề về lao động và việc làm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: +84 (28) 3622 3522 hoặc email cho chúng tôi tại info@phuoc-associates.com