Để trình bày một bài hát, không cần thiết phải có một người đệm đàn piano để chơi đoạn mở đầu trước khi ca sĩ bắt đầu hát. Thực tế, một số ca sĩ thậm chí còn muốn tự mình trình bày đoạn mở đầu bằng cách kể một câu chuyện, đọc hoặc ngâm một đoạn thơ nào đó có liên quan đến chủ đề của bài hát. Nếu gặp phải trường hợp đó, nếu bạn đang đệm đàn cho người hát thì hãy đợi cho họ kể câu chuyện, đọc hoặc ngâm thơ xong trước khi bắt đầu đệm đàn để hỗ trợ cho phần mở đầu của họ. Bạn có thể đệm một đoạn nhạc phù hợp để làm cho nó hòa điệu với giọng kể chuyện, đọc hay ngâm thơ của ca sĩ. Dưới đây là một số mẹo nhỏ dành cho bạn để trình bày một cách tốt nhất:
- Mẹo thứ nhất, khi ca sĩ hát hoặc đọc thơ, có một số mẹo giúp bạn đệm đàn phù hợp và thu hút người nghe. Mẹo thứ nhất là nếu câu chuyện hoặc bài thơ đó có tính chất buồn hay vui, bạn nên sử dụng điệu thức trưởng hoặc điệu thức thứ tương ứng để đệm. Nếu chưa biết lời của câu chuyện hoặc bài thơ thì bạn nên chọn điệu thức trưởng hoặc điệu thức thứ tạm thời. Sau đó, khi ca sĩ kể chuyện hoặc đọc thơ, bạn sẽ kết hợp với giọng điệu trầm bổng của họ để biết được câu chuyện hay bài thơ đó thuộc điệu thức trưởng hay điệu thức thứ để từ đó bạn sẽ thay đổi điệu thức nếu cần thiết;
- Mẹo thứ hai, nếu đã biết bản nhạc sử dụng điệu thức trưởng hoặc điệu thức thứ và hợp âm chủ của bản nhạc đó thuộc (ton) giọng gì, bạn sẽ sử dụng các hợp âm bậc IV và V của (ton) giọng đó, cùng với các hợp âm song song, bà con, họ hàng của hợp âm chủ để rải giai điệu theo các nốt có trong hợp âm và di chuyển giai điệu theo bước lần hoặc các bước nhảy quãng;
- Mẹo thứ ba, nếu không biết hợp âm chủ của bản nhạc là gì, bạn có thể sử dụng các hợp âm đơn giản và phổ biến như C hay Am để đệm tạm thời. Tuy nhiên, khi chuyển sang phần chính của bản nhạc và hợp âm chủ không phải là C hay Am, bạn cần sử dụng các hợp âm gián tiếp để chuyển từ hợp âm ban đầu sang hợp âm chủ của bản nhạc. Luôn chú ý vào giọng của ca sĩ và cố gắng đệm đàn phù hợp với giọng của họ;
- Mẹo thứ tư, bạn hãy tập trung vào giọng của người hát để phối hợp hợp âm theo công năng của đàn piano và nhấn nhá vào các nốt ở những chỗ nhấn nhá của tiết điệu. Đồng thời, chân trái của bạn cũng cần giữ nhịp để giai điệu có thể biết được chỗ nào là phách mạnh, chỗ nào phách nhẹ và để giai điệu biết đường quay về vị trí cũ. Nếu ca sĩ kể chuyện chậm rãi và đều đặn, thì giai điệu mà bạn đệm đàn nên chậm và điều đặn theo. Ngược lại, nếu ca sĩ kể chuyện hoặc đọc thơ với giọng lớn và có tiết tấu nhanh, bạn cần nhấn mạnh phím đàn cho âm thanh lớn và đệm đàn với tiết tấu nhanh cho phù hợp;
- Mẹo thứ năm, nếu ca sĩ ngâm thơ thay vì kể chuyện, bạn cần xem bài thơ đó như là một bản nhạc và phải biết ca sĩ đó đang ngâm bài thơ ở tone giọng nào để từ đó sử dụng hợp âm chủ của tone giọng đó để đệm cho phù hợp khi ca sĩ ngâm thơ. Ngoài ra, bạn cũng cần biết bài thơ đó thuộc về miền nào của Việt Nam hoặc thuộc về nước ngoài nào để sử dụng thang âm đặc trưng của miền hoặc nước đó để đệm cho phù hợp.
Các vấn đề khác mà bạn cần quan tâm khi ca sĩ ngâm thơ cũng sẽ giống như trường hợp ca sĩ kể chuyện hoặc đọc thơ như đã đề cập ở trên. Bạn cần chú ý đến thời gian để đệm đàn phù hợp với tốc độ kể chuyện, đọc hoặc ngâm thơ của ca sĩ. Nếu ca sĩ chưa quen với đoạn nhạc của bạn, bạn hãy đệm từ từ và tăng dần độ nhịp để họ có thể dễ dàng bắt kịp với tốc độ đệm của bạn.
- Mẹo thứ sáu, nếu bạn không chắc chắn về phần dạo đầu của ca sĩ, hãy chủ động hỏi họ để hiểu rõ hơn về cách mà bạn có thể hỗ trợ đệm cho họ.
Bài viết này của tôi được viết trên cơ sở dựa vào những kiến thức âm nhạc mà tôi đã được học cũng như những kinh nghiệm tập chơi đàn piano trong nhiều năm qua. Nếu bạn thấy những thông tin chia sẻ của tôi ở trên là hữu ích cho việc học đàn piano của bạn, xin hãy ủng hộ tôi bằng một cú click chuột vào website này nhé www.phuoc-partner.com. Cám ơn bạn rất nhiều và chúc bạn thành công chinh phục loại nhạc cụ khó tính này nhé. Xin chào bạn.