Lao động
Câu hỏi 161. NLĐ có bắt buộc phải ký cam kết ngay khi bắt đầu làm việc để NSDLĐ làm cơ sở cho việc xử lý KLLĐ khi NLĐ vi phạm sau này không?
Quy định của BLLĐ không bắt buộc khi bắt đầu làm việc NLĐ phải ký với NSDLĐ cam kết về những vấn đề chẳng hạn như bảo quản tài sản của doanh nghiệp, không quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Tuy nhiên, nếu NSDLĐ muốn áp dụng các hình thức KLLĐ đối với…
Câu hỏi 160. NSDLĐ có thể xử lý KLLĐ đối với NLĐ nếu NLĐ có thái độ làm việc, năng suất và hiệu quả công việc không tốt không? Cũng trong trường hợp này, NSDLĐ có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ đó không?
1. NSDLĐ có thể xử lý KLLĐ đối với NLĐ nếu NLĐ có thái độ làm việc, năng suất và hiệu quả công việc không tốt không? Theo quy định tại Điều 117 BLLĐ, KLLĐ được hiểu là những quy định về việc tuân thủ về thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất,…
Câu hỏi 159. NSDLĐ có thể xử lý KLLĐ đối với NLĐ bằng hình thức khiển trách bằng miệng không?
Theo quy định tại Điều 124 BLLĐ, hình thức xử lý KLLĐ bao gồm các hình thức sau: (i) khiển trách; (ii) kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; (iii) cách chức; và (iv) sa thải. Khi áp dụng một trong các hình thức xử lý KLLĐ ở trên, NSDLĐ phải thực…
Câu hỏi 158. Đối với hình thức kỷ luật sa thải, NSDLĐ phải quy định cụ thể trong NQLĐ của doanh nghiệp hành vi nào sẽ được xem là hành vi vi phạm theo Điều 125.1 và 125.2 BLLĐ không?
Theo quy định tại Điều 125.1 và 125.2 BLLĐ, NSDLĐ có quyền xử lý kỷ luật sa thải đối với NLĐ nào có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công…
Câu hỏi 157. Trong những trường hợp nào thì NSDLĐ được quyền tạm đình chỉ công việc của NLĐ hơn 15 ngày? Nếu NLĐ không có yêu cầu tạm ứng lương trong thời gian tạm đình chỉ thì NSDLĐ vẫn phải thực hiện việc tạm ứng lương hay không?
1. Trong những trường hợp nào thì NSDLĐ được tạm đình chỉ công việc của NLĐ hơn 15 ngày? Theo quy định tại Điều 128 BLLĐ, NSDLĐ được quyền tạm đình chỉ công việc của NLĐ nếu NSDLĐ xét thấy vụ việc vi phạm của NLĐ có những tình tiết phức tạp, nếu để NLĐ…
Câu hỏi 156. Đối với trường hợp áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải do tái phạm thì hành vi tái phạm của NLĐ có bắt buộc phải là giống với hành vi đã bị xử lý kỷ luật trước đó không? Nội dung NQLĐ của doanh nghiệp có quy định: “NLĐ sẽ bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương nếu NLĐ tái phạm bằng việc thực hiện một hành vi vi phạm khác mà NLĐ đã bị xử lý khiển trách trong thời gian 06 tháng gần nhất không kể NLĐ có lặp lại cùng một hành vi vi phạm hay không” thì có trái với quy định của pháp luật không?
1. Đối với trường hợp áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải do tái phạm thì hành vi tái phạm của NLĐ có bắt buộc phải giống với hành vi đã bị xử lý KLLĐ trước đó không? Theo Điều 125.2 BLLĐ, tái phạm được hiểu là trường hợp NLĐ lặp lại…
Câu hỏi 155. NSDLĐ có buộc phải thông báo trước bằng văn bản cho NLĐ về cuộc họp xử lý KLLĐ không, nếu NLĐ đã đồng ý tiến hành cuộc họp mà không cần thông qua thủ tục thông báo trước của NSDLĐ?
Theo Điều 70.2 Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/12/2020, NSDLĐ phải thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý KLLĐ, hành vi vi phạm bị xử lý KLLĐ tới NLĐ về cuộc họp xử lý kỷ luật trước ít nhất 05 ngày làm việc kể cả…
Câu hỏi 154. BLLĐ có quy định NSDLĐ có thể sa thải NLĐ nếu NLĐ có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đối với tài sản, lợi ích của doanh nghiệp. Vậy thì như thế nào sẽ được xem là gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng?
Căn cứ quy định pháp luật nào để xác định mức thiệt hại là nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng? BLLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa đưa ra một quy định cụ thể nào về mức chuẩn chung để xác định mức thiệt hại nghiêm…
Câu hỏi 153. NLĐ vi phạm NQLĐ của doanh nghiệp hoặc HĐLĐ nhưng không gây ra thiệt hại, hoặc có khả năng gây ra thiệt hại hoặc có gây ra thiệt hại nhưng với giá trị nhỏ hơn mức thiệt hại nghiêm trọng được quy định trong NQLĐ của doanh nghiệp hoặc HĐLĐ thì NSDLĐ có thể xử lý kỷ luật sa thải hay áp dụng một hình thức kỷ luật nào khác đối với NLĐ không?
Theo quy định tại Điều 125.1 và Điều 125.2 BLLĐ, NSDLĐ được quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với NLĐ nào có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp. Theo đó,…
Câu hỏi 152. Hình thức xử lý kỷ luật cách chức được áp dụng đối với những đối tượng nào trong doanh nghiệp? Chi trả lương, thưởng và chế độ bảo hiểm như thế nào đối với NLĐ vi phạm sau khi NSDLĐ tiến hành xử lý KLLĐ bằng hình thức cách chức?
1. Hình thức xử lý kỷ luật cách chức được áp dụng đối với những đối tượng nào trong doanh nghiệp? Theo quy định của BLLĐ, cách chức là một trong những hình thức xử lý KLLĐ nhưng để có thể áp dụng hình thức xử lý này đối với NLĐ thì NLĐ phải là…