Câu hỏi 158. Đối với hình thức kỷ luật sa thải, NSDLĐ phải quy định cụ thể trong NQLĐ của doanh nghiệp hành vi nào sẽ được xem là hành vi vi phạm theo Điều 125.1 và 125.2 BLLĐ không?

Theo quy định tại Điều 125.1 và 125.2 BLLĐ, NSDLĐ có quyền xử lý kỷ luật sa thải đối với NLĐ nào có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của NSDLĐ hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong NQLĐ của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ và những văn bản hướng dẫn thi hành đều chưa có quy định nào bắt buộc NSDLĐ phải cụ thể, làm rõ về khái niệm trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật kinh doanh…trong quy chế riêng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp nên có những điều khoản chi tiết cho những khái niệm này để minh bạch hóa trong việc áp dụng hình thức xử lý KLLĐ sa thải đối với NLĐ vi phạm. Ví dụ, NSDLĐ có thể cân nhắc quy định cụ thể mức giá trị của tài sản trộm cắp, tham ô, mức giá trị của tài sản bị thiệt hại (không quan trọng tài sản có giá trị nhỏ hay lớn)…; liệt kê cụ thể các thông tin, dữ liệu nào thuộc danh mục bí mật kinh doanh của doanh nghiệp vào trong các quy chế nội bộ của doanh nghiệp.