Trong vụ án ly hôn, vấn đề nhân thân và tài sản có thể nói chỉ là việc riêng của vợ chồng, dù trong thực tế vợ chồng còn có nghĩa vụ tài sản với các bên thứ ba. Tuy nhiên, đối với vấn đề con chung của vợ chồng, đây không còn là vấn đề riêng của vợ chồng nữa mà còn là vấn đề có thể có khá nhiều hay thậm chí là ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng dân cư địa phương hoặc cả xã hội.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, vợ chồng sẽ thỏa thuận với nhau về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con, nếu hai bên không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định dựa trên cơ sở bảo vệ quyền lợi về mọi mặt của con. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác chỉ có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn[1]. Luật Hôn nhân và Gia đình không quy định về việc người thứ ba được giành quyền nuôi của vợ chồng trong vụ án ly hôn dù người thứ ba xét thấy nếu để con cho vợ hoặc chồng trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học hành của các con.
Nếu bên thứ ba ví dụ như người thân thích, cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý Nhà nước về trẻ em, Hội Liên hiệp phụ nữ có căn cứ chứng minh rằng cha, mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng đến nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa đủ 18 tuổi. Tuy nhiên, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sẽ không mặc nhiên được giao cho bên thứ ba đã yêu cầu mà sẽ được Tòa án giao cho người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên theo thứ tự: anh chị cả; anh chị ruột tiếp theo; ông bà nội ngoại; cô, dì, cậu, chú, bác ruột của người được giám hộ[3].
[1] Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
[3] Điều 87.2 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015.
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về cách chúng tôi có thể hỗ trợ bạn về các vấn đề về ly hôn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: +84 (28) 36223522 hoặc email cho chúng tôi tại info@phuoc-partner.com.