4 loại kết cấu (Texture) của một bản nhạc

Kết cấu dùng để chỉ cách kết hợp giữa các nguyên vật liệu về giai điệu, nhịp độ, độ hoà âm trong một bản nhạc. Nói chung, công năng của kết cấu làgiúp tạo nên chất lượng của âm thanh. Khi nói đến kết cấu, người ta thường dùng những từ ví dụ như độ dày, mỏng, độ dài, độ rộng giữa cao độ cao nhất và cao độ thấp nhất. Các loại tiếng khác nhau sẽ hoà quyện cùng với nhau sẽ tạo nên kết cấu.

Nói chung có các loại kết cấusau đây:

  • Monophonic (đơn điệu) 

Đơn điệu là chỉ có một dòng giai điệu và sẽ không có hoà âm hoặc đối âm. Sẽ có nhịp điệu đi kèm theo đơn điệu nhưng chỉ có một dòng là có cao độ cụ thể. Ví dụ, một người thổi sáo, tiếng tù và của người dân tộc tiểu số, một nhóm người hát tập thể một bài hát nào đó nhưng lại không có hoà âm hoặc không có nhạc cụ nào được chơi cùng, kèn trống diễu hành, trong đó tất cả kèn và trống cùng chơi một giai điệu nào đó.

  • Homophonic (cùng một chủ điệu)

Đây là loại phổ biến và thường gặp nhất khi chơi đàn piano. Theo đó, sẽ có một giai điệu được chơi nổi trội nhất ở bên tay phải của bạn và sẽ được đi kèm với các hợp âm đệm ở bên tay trái. Các hợp âm đệm sẽ có cùng nhịp điệu với giai điệu hoặc cũng có khi chúng bao gồm các tiếng đan xen lẫn nhau. Quan trọng nhất vẫn là giai điệu sẽ trội hơn hẳn, còn các thành phần khác chỉ làm nền cho giai điệu và sẽ có cường độ nhỏ hơn giai điệu. Ví dụ, ca sĩ hát có đàn piano đệm nền, Jazz đi kèm với Bass, piano, trống, tạo nhịp điệu nền cho kèn trumpet ngẫu hứng solo.

  • Polyphonic (đối âm)

Các nốt của một hợp âm nào đó không nhất thiết lúc nào cũng được chơi trên cùng một nhịp. Nhiều nhà soạn nhạc tạo ra các dòng độc lập giao nhau nhưng không phải lúc nào cũng chơi theo cùng một nhịp. Sự kết hợp của các nốt ngụ ý rằng những hợp âm không xuất hiện trong các khối tĩnh nhưng lại rõ ràng trong tiềm thức với người nghe. Kỹ thuật này, được biết đến như là kỹ thuật đối âm và được xem là một trong những hình thức sáng tác âm nhạc tiên tiến nhất.

Với phần lớn nhạc hiện đại, thông thường tay phải của bạn sẽ chơi giai điệu còn tay trái của bạn sẽ chơi phần đệm để hỗ trợ cho giai điệu. Nhạc đối âm tức là khi bạn nghe được cả hai giai điệu vang lên cùng một lúc nhưng lại không thể phân biệt được giữa hai giai điệu thì giai điệu nào là giai điệu chính và giai điệu nào là giai điệu phụ, vì cả hai giai điệu đều được chơi đan xen nhau. Ví dụ, khi chỉ có một giai điệu, nhưng lại có nhiều người khác nhau cùng hát hoặc chơi đàn ở nhiều thời điểm khác nhau, thì mỗi bè được xem là độc lập; phần lớn nhạc homophonic sẽ tạm thời chuyển thành polyphonic nếu có ai đó hoặc một nhạc cụ nào đó đan chen vào. Sẽ tưởng tượng có một bạn nhạc pop, tới đoạn cuối có người solo ứng khẩu vào, trong khi ca sĩ hát lót sẽ lặp lại đoạn điệp khúc.

  • Heterophonic

Heterophony chỉ có một giai điệu nhưng lại có nhiều biến tấu và được chơi hoặc hát cùng một lúc. Loại này hiếm khi gặp ở nhạc phương Tây.

Khi học đàn piano, bạn nên biết về bốn loại kết cấu này để từ đó sẽ biến hóa các kỹ thuật chơi đàn piano của mình làm sao để bản nhạc của bạn được đa dạng, nhiều màu sắc. Theo đó, thay vì bạn cứ theo nguyên tắc chung của chơi đàn piano là phần mẫu âm hình đệm do tay trái phụ trách và phần giai điệu sẽ thuộc về tay phải theo loại kết cấu homophonic như trên thì giờ đây bạn sẽ sử dụng một hoặc tất cả ba loại kết cấu khác nữa trộn vào với kết cấu homophonic trong một số vị trí phù hợp của bản nhạc để giúp bản nhạc của bạn thêm phần phong phú về phần màu sắc và cách thể hiện nhằm mục đích phục vụ một ý đồ thủ pháp biểu diễn nào đó của bạn.

Bài viết này của tôi được viết trên cơ sở dựa vào những kiến thức âm nhạc mà tôi đã được học cũng như những kinh nghiệm tập chơi đàn piano trong nhiều năm qua. Nếu bạn thấy những thông tin chia sẻ của tôi ở trên là hữu ích cho việc học đàn piano của bạn, xin hãy ủng hộ tôi bằng một cú click chuột vào website này nhé www.phuoc-partner.com. Cám ơn bạn rất nhiều và chúc bạn thành công chinh phục loại nhạc cụ khó tính này nhé. Xin chào bạn.