Chia sẻ chuyên môn
Câu hỏi 40. Nếu tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở không đồng ý với nội dung tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc của NLĐ để làm cơ sở cho việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ thì tiêu chí đánh giá đó có được xem là hợp lệ không? Nếu tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đồng ý với nội dung tiêu chí đó thì có rủi ro pháp lý gì cho NSDLĐ nếu tiêu chí đó lại bị các cơ quan quản lý lao động hoặc Tòa án có thẩm quyền không đồng tình khi có phát sinh tranh chấp lao động?
Theo quy định của BLLĐ, quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc sẽ do NSDLĐ ban hành sau khi có ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở[122], tức là CĐCS hoặc tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp[123]. Tuy nhiên, BLLĐ chưa có quy định cụ thể là…
Câu hỏi 39. Khi nào (theo tuần, tháng, quý, năm) thì NSDLĐ có quyền đánh giá xem một NLĐ có thường xuyên không hoàn thành các công việc được giao theo HĐLĐ đã ký?
BLLĐ không có bất kỳ quy định nào yêu cầu về thời điểm hoặc chu kỳ mà NSDLĐ phải đánh giá mức độ hoàn thành công việc của NLĐ để từ đó xác định NLĐ có thường xuyên hoàn thành công việc được giao theo HĐLĐ hay không. Thay vào đó, quy định của BLLĐ…
Câu hỏi 38. Hai hay nhiều NLĐ có cùng một vị trí công việc trong doanh nghiệp thì có thể có các công việc được giao (bảng mô tả công việc) và tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc tương ứng khác nhau không?
Điều đầu tiên cần làm rõ là BLLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định nào điều chỉnh về nội dung của bảng mô tả công việc và quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc, là các cơ sở để NSDLĐ xem xét khi đơn phương chấm…
Câu hỏi 37. NSDLĐ có thể xây dựng tiêu chí đánh giá riêng cho hai loại công việc bao gồm các công việc có tính chất định lượng (ví dụ như các vị trí bán hàng, tiếp thị…) và các công việc có tính chất định tính (ví dụ như kế toán, thư ký, hành chính…) không? Nếu có thể được thì sự tách biệt như thế nào sẽ được xem là phù hợp với quy định của pháp luật lao động?
Nhìn ở góc độ pháp lý mà nói, BLLĐ chỉ quy định chung rằng NSDLĐ phải ban hành tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc của NLĐ trong quy chế của doanh nghiệp sau khi có ý kiến tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với những nơi nào đã…
Câu hỏi 36. Nếu chỉ ký HĐLĐ mà không có bản chi tiết mô tả công việc được giao thì NSDLĐ có đủ cơ sở pháp lý để đánh giá NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc rồi từ đó làm cơ sở để đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ không? Nếu không có đủ cơ sở pháp lý thì NSDLĐ có quyền tự đưa ra bản mô tả công việc được giao sau khi các bên đã giao kết HĐLĐ để làm cơ sở đánh giá không?
Trên thực tế, có khá nhiều trường hợp NSDLĐ và NLĐ chỉ thỏa thuận với nhau về vị trí hoặc chức danh công việc được quy định trong HĐLĐ, mà không kèm theo bất kỳ bảng mô tả chi tiết công việc nào. Nhìn ở góc độ pháp lý, quy định của BLLĐ không bắt…
Câu hỏi 35. Quy trình pháp lý cho việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ do NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc bao gồm những bước nào và phải mất thời gian bao lâu để NSDLĐ thực hiện xong các bước thủ tục đó? Trong các bước thủ tục đó thì bước nào được xem là dễ có rủi ro cho NSDLĐ nhất?
BLLĐ không có quy định một cách rõ ràng và theo trình tự về quy trình pháp lý cụ thể trong việc NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ vì lý do NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc. Tuy nhiên, trên cơ sở quy định của pháp luật lao động nói chung…
Câu hỏi 34. NLĐ đang làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn thì thông báo xin nghỉ việc vì lý do cá nhân. Tuy nhiên, trong thời gian 45 ngày báo trước theo quy định thì NLĐ lại đổi ý muốn quay trở lại làm việc như cũ. Trong trường hợp này, NSDLĐ có buộc phải nhận NLĐ trở lại làm việc không? Nếu NSDLĐ đồng ý nhận lại nhưng chỉ muốn giao kết với NLĐ HĐLĐ xác định thời hạn 01 năm và NLĐ cũng đồng ý thì có được không? Nếu không được thì NSDLĐ phải làm gì để có thể giao kết HĐLĐ xác định thời hạn 01 năm với NLĐ?
Theo quy định của BLLĐ, NLĐ làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong mọi trường hợp miễn là có báo trước cho NSDLĐ ít nhất 45 ngày[112]. Do đó, bất kể việc NSDLĐ có đồng ý hay không với yêu cầu của NLĐ thì HĐLĐ…
Câu hỏi 33. Khi chấm dứt HĐLĐ, NSDLĐ có thể giữ lại một phần hoặc toàn bộ khoản tiền phải thanh toán cho NLĐ hoặc giữ sổ BHXH của NLĐ cho đến khi NLĐ hoàn thành các nghĩa vụ đối với NSDLĐ không? Nếu NLĐ gây thiệt hại cho doanh nghiệp hoặc không chịu bàn giao tài sản cho doanh nghiệp, NSDLĐ có quyền khấu trừ tiền lương của NLĐ vào khoản thanh toán sau cùng cho NLĐ không?
Trách nhiệm của NLĐ và NSDLĐ khi chấm dứt HĐLĐ BLLĐ có quy định trách nhiệm của NLĐ và NSDLĐ khi chấm dứt HĐLĐ như sau[105]: Trong thời hạn 14 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, các bên phải thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của…
Câu hỏi 32. Khi thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn, nếu NLĐ được NSDLĐ thanh toán tiền lương cho những tháng làm việc còn lại theo HĐLĐ cho đến khi HĐLĐ hết hạn, NSDLĐ có phải trả tiền lương một lần cho NLĐ hay có thể trả từng tháng cho đến khi HĐLĐ hết hạn?
Khi thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn, NSDLĐ phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với NLĐ như thế nào? Theo quy định của BLLĐ, NSDLĐ và NLĐ có thể thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt HĐLĐ trong thời gian thực hiện hợp đồng[99]. Trên thực tế, khi thỏa…
Câu hỏi 31. Khi một HĐLĐ xác định thời hạn đã giao kết lần thứ hai hết hạn, NSDLĐ có quyền ký tiếp với NLĐ một HĐLĐ xác định thời hạn cho đến thời điểm hết hạn giấy phép hoạt động của doanh nghiệp không?
Theo quy định của BLLĐ, nếu HĐLĐ hết hạn và các bên mong muốn giao kết tiếp 01 HĐLĐ mới là HĐLĐ xác định thời hạn thì cũng chỉ được giao kết thêm 01 lần nữa mà thôi, sau đó nếu NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì các bên phải giao kết HĐLĐ không…