Về mặt nguyên tắc, việc quyết định tiếp tục hay chấm dứt quan hệ hôn nhân là vấn đề thuộc quyền nhân thân của mỗi người và phải được quyết định bởi chính bản thân của vợ hoặc chồng[1]. Việc chấm dứt hay tiếp tục quan hệ hôn nhân sẽ phụ thuộc vào quyết định độc lập của vợ và chồng mà không ai có quyền can thiệp, trừ một số trường hợp ngoại lệ[2]. Do đó, việc vợ chồng đều đồng ý rút đơn xin ly hôn để tiếp tục mối quan hệ hôn nhân sẽ hoàn toàn được họ định đoạt và không ai có quyền can thiệp, dù người muốn can thiệp là con ruột, bố mẹ ruột hay bất kỳ một chủ thể nào khác. Bên cạnh đó, việc duy trì mối quan hệ hôn nhân luôn được pháp luật ủng hộ. Chính vì nguyên tắc này mà Luật Tố tụng dân sự đã bắt buộc Tòa án phải tiến hành hòa giải đoàn tụ trước khi tiến hành các bước thủ tục xét xử tiếp theo, dù đó là vụ án đơn phương ly hôn hay thuận tình ly hôn. Vì vậy, việc vợ, chồng rút đơn ly hôn để tiếp tục cuộc sống hôn nhân sẽ được pháp luật ghi nhận và ủng hộ đồng thời không ai có quyền ngăn cản hành vi này của hai vợ, chồng.
Pháp luật cũng
có những quy định cụ thể để đảm bảo nguyên tắc này. Hành vi cưỡng ép ly hôn
chính là một trong những hành vi bị cấm theo Luật Hôn nhân và Gia đình[5]. Bên
cạnh đó, trong vụ án ly hôn, việc nguyên đơn rút đơn yêu cầu ly hôn và được bị
đơn đồng ý sẽ làm vụ án được đóng lại mà không cần sự đồng ý của bất kỳ chủ thể
nào khác. Khi đó, Tòa
án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án[6], và mối
quan hệ hôn nhân của hai bên vẫn được tiếp tục[7].
[1] Điều 25.1 Bộ luật Dân sự 2015.
[2] Điều 10.2 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
[5] Điều 5.2.(e) Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
[6] Điều 217.1.(g) và Điều 192.(g) Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
[7] Điều 57.1 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về cách chúng tôi có thể hỗ trợ bạn về các vấn đề về ly hôn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: +84 (28) 36223522 hoặc email cho chúng tôi tại info@phuoc-partner.com.