4 Lưu ý khi giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án

giai quyet tranh chap lao dong

Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án cần lưu ý 4 điều sau:

  • Thời hiệu khởi kiện là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm đối với tranh chấp lao động cá nhântranh chấp lao động tập thể về quyền;
  • Tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án gồm: (i) tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động (lưu ý các trường hợp các trường hợp phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động tại Điều 32.1 của Bộ luật Tố tụng Dân sự); (ii) tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động (lưu ý phải thông qua quy trình giải quyết tranh chấp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện); và các tranh chấp khác liên quan đến lao động tại Điều 32.3 và Điều 32.4 của Bộ luật Tố tụng Dân sự);
  • Người sử dụng lao động có nghĩa vụ chứng minh trước Tòa án trong những vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động (Điều 91.1 (b) của Bộ luật Tố tụng Dân sự);
  • Miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí cho người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật (Điều 12.1 (a) của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016).

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về cách chúng tôi có thể hỗ trợ bạn về các vấn đề về lao động và việc làm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: +84 (28) 3622 3522 hoặc email cho chúng tôi tại info@phuoc-associates.com