Lao động
Câu hỏi 70. Nếu công ty mẹ ở nước ngoài vừa có văn phòng đại diện lại vừa có công ty con tại Việt Nam mà cả hai cùng thuê một NLĐ đồng thời làm trưởng văn phòng đại diện và là giám đốc của công ty con, thì có thể chỉ trả cho NLĐ tiền lương cho vị trí giám đốc của công ty con, còn vị trí trưởng văn phòng đại diện thì trả lương bằng 0 đồng trong thời gian thực hiện các thủ tục pháp lý để đóng cửa văn phòng đại diện không?
Theo Nghị định 07/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, trưởng văn phòng đại diện không được kiêm nhiệm là người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của…
Câu hỏi 69. Trong thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở theo quy định, NLĐ là thành viên của đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở sẽ được hưởng những khoản trợ cấp nào? Những khoản trợ cấp này có được tính vào lương của NLĐ để làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc không? Nếu thời gian huấn luyện, bồi dưỡng trùng vào các ngày nghỉ hàng tuần của NLĐ thì NSDLĐ có phải trả tiền lương làm thêm giờ cho NLĐ không?
Trong thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở theo quy định, NLĐ là thành viên của đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở sẽ được hưởng những khoản trợ cấp nào? Theo quy định của BLLĐ, thành viên đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở, trong thời…
Câu hỏi 68. Nếu NLĐ không sử dụng hết số ngày phép năm, doanh nghiệp có thể quy định việc gia hạn sử dụng các ngày phép còn lại của năm cũ sang đầu năm sau, và những ngày phép của năm cũ nào vẫn không sử dụng hết sau thời gian gia hạn sẽ tự động bị mất. Vậy NLĐ có được trả lương cho những ngày phép năm mà NLĐ chưa nghỉ không? Đối với những tháng cao điểm trong năm và nếu vì lý do khẩn cấp đột xuất, doanh nghiệp có thể quy định rằng NLĐ không được nghỉ phép hằng năm trong những thời điểm đó để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không?
Nếu NLĐ không sử dụng hết số ngày phép năm, doanh nghiệp có thể quy định việc gia hạn sử dụng các ngày phép còn lại của năm cũ sang đầu năm sau, và những ngày phép của năm cũ nào vẫn không sử dụng hết sẽ tự động bị mất sau khi hết thời…
Câu hỏi 67. Người học nghề, người tập nghề, NLĐ đang trong thời gian thử việc có được hưởng ngày nghỉ hằng năm không?
Người học nghề, người tập nghề Theo quy định của BLLĐ, việc nghỉ hằng năm được áp dụng trong trường hợp NLĐ đã có đủ 12 tháng làm việc cho NSDLĐ[179]. Qua đó cho thấy rằng quyền nghỉ phép hằng năm chỉ hướng đến những đối tượng là NLĐ đã giao kết HĐLĐ với NSDLĐ…
Câu hỏi 66. Nếu bị cắt điện có báo trước mà không phải do lỗi của doanh nghiệp, NSDLĐ có thể yêu cầu NLĐ nghỉ phép năm hoặc giảm lương NLĐ với lý do doanh nghiệp không thể duy trì hoạt động và NLĐ không thể đi làm vào ngày đó không?
Theo quy định tại Điều 99.3 BLLĐ, nếu NLĐ phải ngừng việc vì sự cố về điện, nước mà không phải do lỗi của NSDLĐ, NLĐ vẫn sẽ được NSDLĐ trả tiền lương ngừng việc. Tiền lương ngừng việc phải do các bên tự thoả thuận, cụ thể như sau: (1) Nếu ngừng việc từ…
Câu hỏi 65. Thời gian đi đường có được tính thêm vào thời gian nghỉ hằng năm của NLĐ không?
Khi nghỉ hằng năm, nếu NLĐ có thời gian đi đường, di chuyển bằng các phương tiện vận chuyển đường dài, thì thời gian đó có thể được xem xét để tính thêm ngoài những ngày nghỉ hằng năm như được các bên thỏa thuận trong HĐLĐ. Điều kiện để thời gian đi đường được…
Câu hỏi 64. NLĐ bắt đầu được hưởng ngày nghỉ hằng năm khi nào? ngày nghỉ hằng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc từ thời điểm nào, theo năm Dương lịch hay năm tài chính của doanh nghiệp?
NLĐ nào có đủ 12 tháng làm việc thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo HĐLĐ[173]. Số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ sẽ tăng thêm theo thâm niên làm việc, cứ 05 năm làm việc cho một NSDLĐ thì số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ sẽ được tăng thêm tương ứng…
Câu hỏi 63. Theo đặc thù của ngành sản xuất, thường có một khoảng thời gian dài NLĐ chờ đợi nguyên liệu sản xuất đến nhà máy để tiếp tục thực hiện công việc được giao. Trong trường hợp đó, NSDLĐ có thể quy định thời giờ làm việc của NLĐ là không liên tục nhưng vẫn đảm bảo không quá 08 tiếng/ngày không? Ví dụ, thời giờ làm việc của NLĐ bắt đầu từ 07 giờ sáng đến 12 giờ trưa và bắt đầu lại từ 05 giờ chiều cho đến 08 giờ tối. Trong đó, thời gian từ 12 giờ trưa đến 05 giờ chiều, NLĐ được nghỉ ngơi ở tại nơi làm việc nhưng vẫn đảm bảo có mặt khi cần thiết.
NSDLĐ có thể quy định thời giờ làm việc cho NLĐ theo ngày hoặc theo tuần. Nếu làm việc theo ngày, thời giờ làm việc bình thường áp dụng cho tất cả NLĐ sẽ không được vượt quá 8 giờ mỗi ngày. Nếu làm việc theo tuần, thời giờ làm việc bình thường sẽ không…
Câu hỏi 62. Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được xác định như thế nào nếu NLĐ nghỉ việc do bản thân hoặc người thân của NLĐ bị ốm?
Hiện nay, chưa có quy định pháp luật hướng dẫn các loại giấy tờ nào sẽ được xem là Giấy xác nhận hợp lệ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 41 và Điều 42 Luật…
Câu hỏi 61. Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, NSDLĐ có buộc phải bố trí để NLĐ được nghỉ bù cho khoảng thời gian NLĐ đã không được nghỉ không? Tại sao lại như vậy? Nếu câu trả lời là không thì thời giờ làm thêm đó của NLĐ sẽ được NSDLĐ trả lương như thế nào? Vậy thì việc nghỉ bù chỉ được áp dụng trong trường hợp nào?
NSDLĐ có cần bố trí để NLĐ được nghỉ bù cho khoảng thời gian NLĐ đã không được nghỉ không? Tại sao lại như vậy? Theo quy định của BLLĐ, làm thêm giờ là khoảng thời gian NLĐ làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của BLLĐ, TƯLĐTT hoặc NQLĐ…