Câu hỏi 39: Nguyên đơn trong vụ án ly hôn có phải đóng án phí khi nộp đơn xin đơn phương ly hôn không? Trong vụ án ly hôn mà hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thì ai sẽ chịu án phí và mức án phí là bao nhiêu, có mức tối thiểu và mức tối đa không?

Nghĩa vụ đóng tạm ứng án phí và án phí là nghĩa vụ của hai bên vợ, chồng khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo yêu cầu của họ, trừ một số trường hợp đặc biệt các bên được miễn đóng tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật[1]. Khi thực hiện việc đơn phương ly hôn, một bên vợ hoặc chồng phải nộp tạm ứng án phí khi yêu cầu đơn phương ly hôn được Tòa án thụ lý giải quyết. Án phí ở đây nghĩa là mức phí mà Tòa án sẽ sử dụng để nộp vào ngân sách Nhà nước để bù đắp cho các chi phí của Nhà nước bỏ ra trong việc tổ chức các hoạt động xét xử.

Án phí của một vụ án ly hôn bao gồm án phí sơ thẩm và trong trường hợp hai bên vợ, chồng không đồng ý với kết quả giải quyết ở cấp sơ thẩm thì bao gồm luôn án phí phúc thẩm. Theo đó:

  1. Án phí sơ thẩm

Trong các vụ án có liên quan đến yêu cầu giải quyết ly hôn, nguyên đơn luôn là người phải chịu án phí sơ thẩm và điều này không phụ thuộc vào việc Tòa án có chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn hay không[3]. Đối với vụ án ly hôn mà hai bên vợ, chồng thuận tình ly hôn thì mỗi bên sẽ phải chịu một nửa mức án phí sơ thẩm cụ thể là 150.000 đồng đối với mỗi bên. Tổng mức án phí trong trường hợp thuận tình ly hôn là 300.000 đồng, đây cũng là mức án phí đối với trường hợp nguyên đơn trong vụ án ly hôn đơn phương không có có tài sản tranh chấp hay được hiểu là không có giá ngạch theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14[4].

Các trường hợp yêu cầu giải quyết ly hôn có tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng thì ngoài mức án phí dân sự sơ thẩm trên, các bên còn phải chịu án phí với phần tài sản tranh chấp tương tự với vụ án dân sự có giá ngạch, căn cứ vào giá trị phần tài sản mà vợ chồng được chia. Theo đó, mức án phí sẽ như sau:

Giá trị tài sản có tranh chấp Mức án phí
a) Từ 6.000.000 đồng trở xuống; 300.000 đồng; VND300,000;
b) Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000             đồng;     5% giá trị tài sản có tranh chấp;
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng;    20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng;
d)         Từ trên 800.000.000 đồng đến             2.000.000.000 đồng;            36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng;
đ)         Từ trên 2.000.000.000 đồng đến             4.000.000.000 đồng;         72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng;
e) Từ trên 4.000.000.000 đồng.                112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Như vậy, có thể xem mức án phí thấp nhất trong một vụ án ly hôn có yêu cầu Tòa án giải quyết tài sản tranh chấp là 300.000 đồng. Trong trường hợp các tài sản tranh chấp có giá trị trên 4.000.000.000 đồng thì phần án phí sẽ tính theo công thức lũy tiến như trên nên sẽ không có mức tối đa đối với các trường hợp tranh chấp tài sản.

2. Án phí phúc thẩm

Theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, đối với các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, án phí phúc thẩm là 300.000 đồng. Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm của các đương sự được tính như sau[7]:

  • Đối với trường hợp mà Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, ngoại trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm: Đương sự kháng cáo phải chịu phí phúc thẩm; và
  • Đối với trường hợp mà Tòa án cấp phúc thẩm sửa, hủy bản án, quyết định sơ thẩm kháng cáo, Tòa án cấp phúc thẩm xét thấy cần xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm theo luật: Đương sự kháng cáo không cần chịu án phí phúc thẩm.

Có thể thấy, việc xác định bên có nghĩa vụ nộp tiền án phí cũng như số tiền án phí phải nộp, ngoài các quy định theo luật như được phân tích ở trên, việc nộp nhiều hay ít án phí sẽ còn tùy thuộc vào bản chất của yêu cầu giải quyết ly hôn là thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn, có yêu cầu của vợ, chồng giải quyết phân chia tài sản hay không và giá trị của các tài sản là bao nhiêu. Vì vậy cho nên, để đảm bảo quyền lợi và tránh mất một khoản tiền lớn vào việc đóng án phí ly hôn, hai bên vợ, chồng nên có sự cân nhắc, thỏa thuận trước, đặc biệt là vấn đề tài sản nếu vẫn còn thiện chí cùng nhau giải quyết vụ việc.


[1] Điều 9 và Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.

[3] Điều 147.4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

[4] Danh mục Án phí, lệ phí bảng A Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.

[7] Điều 148 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về cách chúng tôi có thể hỗ trợ  bạn về các vấn đề về ly hôn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: +84 (28) 36223522 hoặc email cho chúng tôi tại info@phuoc-partner.com.