Kỹ thuật sáng tác bản nhạc (Phần 1 – mẹo sáng tạo, tìm và phát triển Motif)

  • Motif là gì

Một bản nhạc hoặc một bài thơ thường được hình thành từ các phần nhỏ kết hợp lại với nhau theo các quy tắc tổ chức cụ thể. Cấu trúc của một bài thơ hoặc một bản nhạc thường bao gồm:

Ví dụ như đoạn sau đây “Chỉ có thuyền mới hiểu, biển mênh mông dường nào” của bài thơ: “Chuyện con thuyền và biển” của Xuân Quỳnh

Thơ:ÂmTừTiếtCâuĐoạnBài thơ
Nhạc:         NốtMotifTiết nhạcCâuĐoạnBản nhạc
Ví dụ:Ch, ỉ hay ChỉChỉ có thuyềnChỉ có thuyền mới hiểuChỉ có thuyền mới hiểu, biển mênh mông dường nàoNhiều câuNhiều đoạn

Trong thơ và nhạc, có sự tương đồng đáng chú ý trong cấu trúc và yếu tố sáng tạo. Ví dụ, trong thơ, “âm” có thể tương đương với “nốt” trong nhạc. Cả hai đều đại diện cho các yếu tố cơ bản và quan trọng của sáng tạo trong ngôn ngữ âm nhạc và từ vựng.

Trong âm nhạc, motif có thể được xem giống như một từ hoặc cụm từ trong thơ. Motif có thể mang theo một cảm xúc cụ thể nào đó và thường được tạo ra bằng cách sử dụng các âm thanh, giai điệu, hoặc nhịp điệu đặc biệt. Ví dụ, motif trong nhạc phẩm có thể là tiếng gõ cửa lặp đi lặp lại, tiếng sóng biển dạt dào, hay tiếng vọng của tù và. Những âm thanh và hình ảnh này đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt tầm quan trọng của sự sáng tạo và ý nghĩa của bản nhạc, tương tự như cách từng từ và câu trong thơ có vai trò quan trọng trong việc diễn đạt ý nghĩa của bài thơ.

Motif có đặt điểm chính là một nét nhạc ngắn (ít nốt), súc tích, độc đáo, điển hình, đặt trưng, không lầm lẫn với các nét nhạc khác và phải có điểm dừng. Vì thế, bạn cần dựa vào các đặc điểm này để sáng tác ra bản nhạc của bạn hay có thể tìm thấy nó trong bản nhạc của một tác giả nào đó. Motif vì thế có thể được xem là yếu tố quan trọng để xây dựng và phát triển một nhạc phẩm hoàn chỉnh. Dù đa số motif là ngắn gọn ít nốt như nêu ở trên nhưng đôi khi cũng có một vài motif lại hơi dài so với một motif bình thường theo ý đồ của tác giả sáng tác. Muốn biết được một motif dài hay ngắn thì có thể xem các phát triển của motif ở phiên khúc và điệp khúc biến tấu của bản nhạc.

Nếu muốn có được ca khúc hay, tác giả sáng tác như bạn cần có các yếu tố như giàu cảm xúc, có trí tưởng tượng phong phú và quan trọng là phải sống thật trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó, hay biết được một hoàn cảnh nào đó của bạn bè, gia đình, người thân hay một vấn đề xã hội đáng chú ý nào đó để từ đó dùng những chất liệu đó cùng với phần hư cấu thêm để sáng tác ra ca khúc của mình.

  • Phát triển motif

Sau khi xây dựng được motif bằng chính cảm xúc của mình, bước tiếp theo sẽ là phát triển nó bằng cách tiếp tục sử dụng cảm xúc rồi cảm xúc… của bạn hay áp dụng một loạt các kỹ thuật như được trình bày bên dưới hoặc vừa sử dụng cảm xúc rồi áp dụng kỹ thuật.

Những cách phát triển motif thường gồm hai loại là lặp lại nguyên simô phỏng (mô phỏng bao gồm mô phỏng nghiêm khắc, mô phỏng tự dobiến tấu). Theo đó:

  • Lặp lại nguyên si: Theo cách phát triển này, motif sẽ phát triển bằng cách sử dụng lại nó mà không có bất kỳ thay đổi nào về trường độ (tiết tấu), cao độ và quãng. Điều này giúp duy trì tính nhất quán và thúc đẩy sự nhận biết của người nghe;
    • Mô phỏng nghiêm khắc: Mô phỏng nghiêm khắc sẽ sử dụng lại motif bằng cách giữ nguyên trường độ (tiết tấu) và quãng nhưng có thay đổi về cao độ của các nốt trong motif. Theo đó, các nốt sẽ được tăng hoặc giảm cao độ một cách đều đặn, giúp tạo sự biến đổi và phong phú hóa motif; và
    • Mô phỏng tự do: Mô phỏng tự do cho phép sự linh hoạt hơn trong việc sử dụng motif, tạo ra sự đa dạng và sáng tạo trong việc phát triển nó. Trong trường hợp này, trường độ (tiết tấu) của motif vẫn được giữ nguyên, nhưng cao độ và quãng của các nốt có trong motif sẽ được thay đổi một cách tự do.

Khi phát triển motif, bạn có thể kết hợp tất cả các cách nêu trên hoặc sử dụng một trong số chúng, tùy thuộc vào ý muốn của bạn. Sự phát triển này có thể tạo ra sự thay đổi, phong phú hóa âm nhạc và tạo nên sự tiến triển trong bản nhạc của bạn. Khi các phiên bản phát triển của motif được kết hợp lại, chúng sẽ tạo thành một tiết nhạc hoàn chỉnh, với nhiều tiết nhạc sẽ tạo ra câu nhạc, nhiều câu nhạc sẽ tạo ra đoạn nhạc và nhiều đoạn nhạc tạo ra một bản nhạc hoàn chỉnh.

Bên cạnh đó, cách phát triển motif bằng hình thức mô phỏng ở trên còn được phát triển theo những cách nhỏ khác bao gồm: mô phỏng co ngắn, mô phỏng mở rộngmô phỏng đão ảnh (hay còn gọi là mô phỏng soi gương). Theo đó:

  • Mô phỏng co ngắn là lặp lại motif nhưng khác cao độ và quãng, còn trường độ của các nốt thì được dồn nén lại dù không nhất thiết phải dồn nén như nhau giữa các nốt (ví dụ như làm chậm lại mô-típ bằng cách giảm thời gian của mô-típ, hoặc chỉ của một phần của nó);
    • Mô phỏng mở rộng cũng lặp lại motif nhưng sẽ khác cao độ và quãng, còn trường độ của các nốt trong motif thì được mở rộng dù không nhất thiết phải mở rộng như nhau giữa các nốt (Tăng tốc độ của mô-típ bằng cách tăng h thời gian của mô-típ, hoặc chỉ của một phần của nó);
    • Mô phỏng đão ảnh là mô phỏng mà theo đó phần phát triển sẽ vẫn mô phỏng motif nhưng theo hướng ngược lại. Tức là nốt nhạc cuối cùng của motif sẽ là nốt nhạc đầu của phần phát triển motif và tuần tự các nốt trong motif cũng làm như vậy cho đến khi nốt nhạc cuối của phần phát triển sẽ là nốt nhạc đầu của motif.

Đối với cách phát triển motif hay tiết nhạc bằng kỹ thuật biến tấu, cách này sẽ bao gồm các loại nhỏ sau đây:

  • Phát triển motif hay tiết nhạc bằng việc giữ nguyên quãng nhưng sẽ thay đổi tiết tấu và chính sự thay đổi đó nên cao độ sẽ vừa có phần giữ nguyên và có phần thay đổi theo;
    • Phát triển motif hay tiết nhạc bằng việc giữ nguyên quãng và cao độ nhưng thay đổi tiết tấu; và
    • Phát triển motif bằng cách giữ lại tiết tấu, còn quãng và cao độ sẽ thay đổi.

Ngoài các cách trên thì cũng có những cách khác để tham khảo như bên dưới:

  • Tách mô-típ ra thành các mảnh: tách mô-típ thành từng mảnh và sử dụng các mảnh đó để tạo thêm các câu nhạc kế tiếp của từng mảnh;
    • Biến tấu mở rộng mô-típ: tạo thêm các chất liệu tiết tấu mới hoặc sử dụng các mảnh của mô-típ hoặc lặp lại một mảnh nào đó của mô-típ;
    • Lộn ngược mô-típ, tức là chơi lại các nốt nhạc theo thứ tự ngược lại so với mô-típ ban đầu, mà không cần đảo quãng;
    • Thêm các nốt hoa mỹ vào mô-típ bằng cách chèn thêm các nốt nhạc tinh tế vào mô-típ mà không làm thay đổi độ dài của nó;
    • Đảo thứ tự các mảnh của mô-típ cũng tạo sự đa dạng, cho phép chơi lại các phần của mô-típ theo một thứ tự khác; và
    • Bớt một số nốt trong mô-típ mà không làm thay đổi độ dài của nó, tạo ra một biến thể mới của mô-típ ban đầu.

Nếu bạn cảm thấy những thông tin mà tôi chia sẻ ở trên có ích cho việc học đàn piano của bạn, hãy ủng hộ tôi bằng cách nhấn chuột vào trang web www.phuoc-partner.com. Côi rất cảm kích và chúc bạn thành công trong việc khám phá loại nhạc cụ khó tính này. Chào bạn!