Tacet còn được gọi là tắc xê trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng La tinh của từ “Tacet” tức im lặng. Khi chơi đàn piano theo phong cách nhạc nhẹ, kỹ thuật Tắc xê được hiểu là khi cả hai tay của bạn ngừng chơi trong một khoảng thời gian nào đó nhằm mục đích dẫn dắt người hát vào bản nhạc một cách dễ dàng hơn.
Có hai cách dẫn kiệu phổ biến là: (i) dẫn kiệu khi không có giai điệu trong bản nhạc; và (ii) dẫn kiệu khi có giai điệu trong bản nhạc. Dẫn kiệu khi không có giai điệu thường được sử dụng ở đầu khuông nhạc ngay sau đoạn dạo đầu hoặc ở cuối mỗi đoạn ví dụ như ở đoạn phiên khúc A1 hay đoạn phiên khúc A2, nhằm mục đích lôi cuốn người hát vào bản nhạc cho đúng nhịp. Có hai loại dẫn kiệu là dẫn kiệu lấy đà (loại phổ biến nhất) và dẫn kiệu không lấy đà (loại ít phổ biến hơn).
Khi hết đoạn phiên khúc A để di chuyển vào đoạn điệp khúc B, bạn không nên dùng kỹ thuật dẫn kiệu vì tại thời điểm đó âm thanh cần liên tục từ nhỏ, lớn dần cho đến lớn để tạo cao trào thay vì bị gián đoạn.
Khi sử dụng kỹ thuật dẫn kiệu, cần lưu ý là sau khi dẫn kiệu xong thì cần có chỗ trống để thở sao cho hợp lý. Với các tiết điệu có tiếu tấu nhanh ví dụ như Chachacha, Slowrock, v.v… thì chỗ thở nên dài nhưng tối đa không quá 2 phách còn đối với các tiết điệu có tiết tấu chậm như Ballad, Boston thì chỗ thở sẽ ngắn hơn để ca sĩ có đủ thời gian lấy hơi tạo đà di chuyển vào phần giai điệu của bản nhạc.
Bạn sử dụng các nốt móc đơn, móc kép, liên ba móc đơn, liên ba móc đen hay bỏ bớt nhịp ở các phách yếu và tùy vào phần giai điệu của đoạn giai điệu tiếp theo như thế nào để chọn phần dẫn kiệu sao cho phù hợp nhất theo ý riêng của bạn. Lưu ý thêm, bạn nên chơi đoạn dạo đầu trọn vẹn rồi mới đi vào phần dẫn kiệu để người hát và người nghe thấy được sự riêng biệt của hai đoạn này.
Khi sử dụng kỹ thuật dẫn kiệu, bạn nên di chuyển từ phách nhẹ và dừng lại ở phách mạnh hay phách mạnh vừa và sẽ dừng lại ở đó hoặc di chuyển thêm một khoảng nữa có trường độ bằng với một móc đơn, một liên ba móc đơn hoặc một móc kép (tùy từng tình huống) để người hátsẽ dễ dàng đi vào giai điệu chính của bản nhạc.
Bạn cũng có thể dùng kỹ thuật Tutti để dẫn kiệu. Theo đó:
- Dẫn kiệu lúc có giai điệu;
- Dẫn kiệu ở những vị trí nào mà giai điệu tạm ngưng;
- Dẫn kiệu trên nền hòa âm;
- Tạo sức hút để giải quyết hợp âm 7 át về hợp âm chủ (nữa cung), bao gồm các thủ pháp biểu diễn ví dụ như rải hợp âm, chồng hợp âm, Tacet;
- Chọn giai điệu sao cho phù hợp; và
- Chú ý đến sắc thái.
- Dẫn kiệu cùng với giai điệu;
- Cũng trên nền hòa âm, nhưng sẽ ưu tiên cho những nốt có trong hợp âm;
- Rải giai điệu trên nền âm giai của hợp âm chủ bản nhạc; và
- Kết hợp hai cách nêu trên để tránh nhàm chán.
Cần chú ý, hướng đi của hợp âm thường phải tỉ lệ thuận với hướng đi của hòa âm. Dẫn kiệu trong phần mẫu âm hình đệm đừng kéo dài và nên có âm lượng nhỏ vì nó chỉ là phần mẫu âm hình đệm hỗ trợ cho người hát. Tuy nhiên, ở những vị trí mà ô nhịp ở đó không có giai điệu thì nó sẽ được xem là câu lót, tô điểm và có âm lượng lớn hơn phần dẫn kiệu trong phần mẫu âm hình đệm và có trường độ dài hơn tùy vào khoảng trống trong ô nhịp đó là bao nhiêu.
Dẫn kiệu đi lên hoặc đi xuống đều được và không tùy thuộc vào các nốt giai điệu đang đi lên hoặc đi xuống tại thời điểm đó. Tuy nhiên, khi chơi độc tấu piano thì cần chú ý rằng nếu chơi phần dẫn kiệu ngay tại phần đang chơi giai điệu thì bạn nên chơi nó với cường độ nhỏ lại để âm thanh của phần giai điệu được mạnh hơn để nổi bật, hoặc bạn chơi thấp hơn hoặc cao hơn phần giai điệu từ một đến hai quãng tám tùy từng trường hợp (bạn không cần chơi nhỏ hơn trong tình huống này). Tuy nhiên, khi đệm hát thì không quan trọng là bạn dẫn kiệu ở quãng nào vì bạn không đang chơi độc tấu giai điệu mà giai điệu là do người hát thực hiện còn bạn chỉ bảo đảm rằng hai tay của bạn có đủ các nốt có trong hợp âm để đệm cho bản nhạc.
Chú ý thêm, không nên để các nốt dẫn kiệu trùng với tiết tấu của các nốt giai điệu hát mà nên cho chúng khác đi, hay nói cách khác bạn phải làm ngắn lại hoặc dài ra tùy từng trường hợp.
Bài viết này của tôi được viết trên cơ sở dựa vào những kiến thức âm nhạc mà tôi đã được học cũng như những kinh nghiệm tập chơi đàn piano trong nhiều năm qua. Nếu bạn thấy những thông tin chia sẻ của tôi ở trên là hữu ích cho việc học đàn piano của bạn, xin hãy ủng hộ tôi bằng một cú click chuột vào website này nhé www.phuoc-partner.com. Cám ơn bạn rất nhiều và chúc bạn thành công chinh phục loại nhạc cụ khó tính này nhé. Xin chào bạn.