Trong nghệ thuật hát bè thì có hai kiểu hát bè chính là: (1) Hát bè “hòa âm” tức là hai người hát cùng một lúc nhưng một người sẽ hát giọng trầm và một người sẽ hát giọng bổng, thường cách nhau một quãng tám; và (2) Hát bè “phức điệu” tức là một người hát trước và một người hát sau hay còn gọi là hát đuổi.
Trong nghệ thuật hát bè, có hai kiểu hát bè chính là: (1) Hát bè “hòa âm” tức là hai người hát cùng một lúc nhưng một người sẽ hát giọng trầm và một người sẽ hát giọng bổng, thường sẽ cách nhau một quãng tám; và (2) Hát bè “phức điệu” tức là một người hát trước và một người hát sau hay còn gọi là hát đuổi.
Trong thanh nhạc, có các loại giọng hát cơ bản như sau: giọng nữ cao, nữ trung, nữ trầm; giọng nam cao, nam trung, nam trầm. Từ các loại giọng hát đó, người ta tạo ra các hình thức hát hai bè, ba bè hoặc bốn bè, v.v… và xây dựng thành các dàn hợp xướng.
Bè quãng tám là kỹ thuật hát bè dễ nhất, hát thấp hoặc hát cao hơn một quãng tám so với giọng hát của giai điệu chính. Thường khi hát song ca nam nữ đối với bè quãng ba, bè quãng năm thì nếu kỹ thuật hát bè quãng ba luôn giữ giọng bè cao hơn giọng chính một quãng ba thì kỹ thuật hát bè quãng năm cũng tương tự, tức là giữ cho giọng bè cao hơn giọng chính một quãng năm. Như vậy, khi đệm hát cho ca sĩ, bạn sẽ để tay trái chơi âm Bass và phần mẫu âm hình đệm, còn tay phải sẽ bè quãng ba hoặc quãng năm cao hơn hoặc thấp hơn giọng hát để hỗ trợ làm đẹp giai điệu cho ca sĩ (lưu ý khi chơi độc tấu thì phần bè phải thấp hơn nốt giai điệu để hỗ trợ làm nổi bật giai điệu).
Lưu ý thứ nhất, để bè được như vậy bạn phải biết rành về giai điệu của bản nhạc trước khi đệm và vấn đề này cũng tương tự với các kỹ thuật hát bè thấp hơn.
Lưu ý thứ hai, do bè phải tuân theo luật hợp âm nên trong một vài trường hợp bạn không thể luôn luôn giữ cho bè cao hơn hay thấp hơn một quãng ba hoặc quãng năm. Ví dụ, vòng hợp âm Am, Dm, G có Giai điệu chính tương ứng là: | A E | F E | D. Kỹ thuật hát bè quãng ba sẽ là | C G | A G | F. A được bè bằng C (nằm trong ba nốt của hợp âm Am) và E được bè bằng G (dù G không nằm trong hai nốt của hợp âm Am nhưng lại nằm trong âm giai Am và lại nằm ở phách yếu nên không vi phạm luật hợp âm); F được bè bằng A (nằm trong hợp âm ba nốt của Dm) và E được bè bằng G (dù G không nằm trong ba nốt của hợp âm Dm nhưng lại nằm trong âm giai của Am và nằm ở phách yếu nên không vi phạm luật hợp âm). Như thế, vấn đề nảy sinh sau cùng là ở chỗ quãng ba của D là F, nốt F lại không phù hợp với hợp âm G vì nó chỉ bao gồm các nốt G, B, D và F thì lại nằm ở phách mạnh. Cho nên, bạn phải đẩy F lên G thành bè quãng bốn để tuân thủ luật hợp âm.
Bài viết này của tôi được viết trên cơ sở dựa vào những kiến thức âm nhạc mà tôi đã được học cũng như những kinh nghiệm tập chơi đàn piano trong nhiều năm qua. Nếu bạn thấy những thông tin chia sẻ của tôi ở trên là hữu ích cho việc học đàn piano của bạn, xin hãy ủng hộ tôi bằng một cú click chuột vào website này nhé www.phuoc-partner.com. Cám ơn bạn rất nhiều và chúc bạn thành công chinh phục loại nhạc cụ khó tính này nhé. Xin chào bạn.