4 loại nhịp cần biết khi học chơi piano

      • Nhịp đơn

      Nhịp đơn là nhịp có một trọng âm (phách mạnh) trong một ô nhịp. Ví dụ: Nhịp 2/4, nhịp 2/8, nhịp 3/4, nhịp 3/8…

      • Nhịp 2/4:
      • Có hai phách, trong đó phách một thì mạnh và phách hai thì nhẹ;
      • Trường độ của mỗi phách tương đương với một nốt đen; và
      • Thường được sử dụng trong các bản nhạc thiếu nhi hoặc hành khúc vì tiết tấu của nó hợp với lẽ tự nhiên của con người.
      • Nhịp 3/4
      • Có ba phách, trong đó phách một thì mạnh và hai phách sau thì nhẹ;
      • Trường độ của mỗi phách tương đương với một nốt đen; và
      • Thường được sử dụng trong các bản nhạc mang tính chất nhịp nhàng vui tươi, sinh động.
      • Nhịp 2/8

       

      • Có hai phách, trong đó phách một thì mạnh và phách hai thì nhẹ; và
      • Trường độ của mỗi phách tương đương với một móc đơn.

       

      • Nhịp 3/8

       

      • Có ba phách, trong đó phách một thì mạnh và hai phách sau thì nhẹ; và
      • Trường độ của mỗi phách tương đương với một móc đơn.

       

      • Nhịp kép

       

      Nhịp kép là nhịp có từ hai phách mạnh trở lên, được tạo ra bởi các loại nhịp đơn cùng loại vì thế chúng sẽ có thêm một trọng âm. Ví dụ: Nhịp 4/4, nhịp 4/8, nhịp 6/8, nhịp 9/8, v.v…

       

      • Nhịp bốn phách

       

      • Nhịp 4/4:

       

      Là loại nhịp kép có bốn phách, tức là hai nhịp 2/4 cộng lại với nhau mà trong đó phách 1 thì mạnh, phách 2 thì nhẹ, phách 3 thì mạnh vừa và phách 4 thì nhẹ.

      Trường độ của mỗi phách tương đương với một nốt đen.

       

      • Nhịp 4/8

      Là loại nhịp kép có bốn phách, đó là hai nhịp 2/8 cộng lại với nhau mà trong đó phách 1 thì mạnh, phách 2 thì nhẹ, phách 3 thì mạnh vừa và phách 4 thì nhẹ.

      Trường độ của mỗi phách tương đương với một móc đơn.

      • Nhịp 6 phách
      • Nhịp 6/8

      Là nhịp kép có sáu phách, bao gồm hai nhịp 3/8 cộng lại với nhau, trong đó phách 1 thì mạnh, phách 2 và phách 3 thì nhẹ, phách 4 thì mạnh vừa, phách 5 và phách 6 thì nhẹ.

      Mỗi phách tương đương với một móc đơn.

      • Nhịp 6/4

       

      Là loại nhịp kép sáu phách, gần như là hai nhịp 3/4 cộng lại, trong đó phách 1 thì mạnh, phách 2 thì và phách 3 thì nhẹ, phách 4 thì mạnh vừa, phách 5 và phách 6 thì nhẹ.

      Trường độ của mỗi phách tương đương với một nốt đen.

      • Nhịp 9 phách
      • Nhịp 9/8

      Là nhịp kép gồm 9 phách, tức là ba nhịp 3/8 cộng lại với nhau, trong đó phách 1 thì mạnh, phách 2 và phách 3 thì nhẹ, phách 4 thì mạnh vừa, phách 5 và phách 6 thì nhẹ, phách 7 thì mạnh vừa, phách 8 và phách 9 thì nhẹ.

      Mỗi phách tương đương với một móc đơn.

       

      • Nhịp 9/4

       

      Là nhịp kép gồm chín phách, tức là ba nhịp 3/4 cộng lại với nhau, trong đó phách 1 thì mạnh, phách 2 và phách 3 thì nhẹ, phách 4 thì mạnh vừa, phách 5 và phách 6 thì nhẹ, phách 7 thì mạnh vừa, phách 8 và phách 9 thì nhẹ.

      Mỗi phách sẽ tương đương với một móc đen.

      • Nhịp 12 phách
      • Nhịp 12/8

       

      Là nhịp kép gồm 12 phách, tức là bốn nhịp 3/8 cộng lại với nhau, trong đó phách 1 thì mạnh, phách 2 và phách 3 thì nhẹ, phách 4 thì mạnh vừa, phách 5 và phách 6 thì nhẹ, phách 7 thì mạnh vừa, phách 8 và phách 9 thì nhẹ, phách 10 thì mạnh vừa, phách 11 và phách 12 thì nhẹ.

      Mỗi phách sẽ tương đương với một móc đơn.

       

      • Nhịp hổn hợp (tức là kết hợp các nhịp đơn khác nhau lại với nhau)

       

      • Nhịp 5/4

       

      Nhịp 5/4 = Nhịp 2/4 + Nhịp 3/4 thì trọng âm rơi vào phách 1 và phách 3.

      Nhịp 5/4 = Nhịp 3/4 + Nhịp 2/4 thì trọng âm rơi vào phách 1 và phách 4.

       

      • Nhịp 7/4

       

      Nhịp 7/4 = Nhịp 2/4 + Nhịp 3/4 + Nhịp 2/4 thì trọng âm rơi vào phách 1, phách 3 và phách 6.

      Nhịp 7/4 = Nhịp 3/4 + Nhịp 2/4 + Nhịp 2/4 thì trọng âm rơi vào phách 1, phách 4 và phách 6.

      Nhịp 7/4 = Nhịp 2/4 + Nhịp 2/4 + Nhịp 3/4 thì trọng âm rơi vào phách 1, phách 3 và phách 5.

      • Nhịp biến đổi

       

      • Trong một bản nhạc mà có sự thay đổi về chỉ số nhịp thì được gọi là nhịp biến đổi.
      • Có hai trường hợp xảy ra như sau. Trường hợp 1 là nhịp biến đổi luân phiên đều đặn có chu kỳ nhất định thì có nghĩa rằng bản nhạc đó sẽ được luân phiên theo chu kỳ cứ một ô nhịp 2/4 thì sẽ tới một ô nhịp ¾ và được lặp lại đều đặn như vậy cho đến hết bản nhạc.

       Khi nhịp có sự biến đổi luân phiên nhưng không đều đặn thì số chỉ nhịp sẽ được viết ngay trong bản nhạc trước khi có sự thay đổi nhịp.

      Bài viết này của tôi được viết trên cơ sở dựa vào những kiến thức âm nhạc mà tôi đã được học cũng như những kinh nghiệm tập chơi đàn piano trong nhiều năm qua. Nếu bạn thấy những thông tin chia sẻ của tôi ở trên là hữu ích cho việc học đàn piano của bạn, xin hãy ủng hộ tôi bằng một cú click chuột vào website này nhé www.phuoc-partner.com. Cám ơn bạn rất nhiều và chúc bạn thành công chinh phục loại nhạc cụ khó tính này nhé. Xin chào bạn.