Mẹo phản ứng nhanh khi đệm piano ứng tác

Khi bạn được yêu cầu đệm cho ca sĩ hát một bản nhạc nào đó mà bạn chưa biết gì về bản nhạc đó hoặc dù có biết đi chăng nữa nhưng chưa biết rõ (ton) giọng của ca sĩ đó như thế nào thì bạn nên phản ứng nhanh thông qua việc thực hiện các bước tuần tự như sau:

  • Bước 1: Dò tìm (ton) giọng của bản nhạc bằng cách nhờ ca sĩ đó hát cho bạn nghe một đến hai câu hoặc thậm chí là câu chót của bản nhạc;
  • Bước 2: Sau đó, bạn sẽ xác định nhanh xem bản nhạc đó nên được đệm ở giọng trưởng hoặc giọng thứ;
  • Bước 3: Sau khi xác định được (ton) giọng thì bạn cần hình dung ngay ra ba hợp âm chính của (ton) giọng đó (giọng trưởng hoặc giọng thứ) và ba hợp âm song song (thứ hoặc trưởng) cộng với một hợp âm cảm (hợp âm bậc VII);
  • Bước 4: Bạn sẽ tự xác định hoặc hỏi ca sĩ xem bản nhạc nên được chơi ở điệu gì là phù hợp nhất với họ;
  • Bước 5: Bạn bắt đầu đệm cho người đó hát. Ở đoạn phiên khúc A, bạn nên ưu tiên sử dụng ba hợp âm chính trong tổ hợp T-S-D để đệm nhằm mục đích xác định cho rõ điệu thức của bản nhạc là điệu thức trưởng hoặc điệu thức thứ. Nếu có kỹ năng thẩm âm tốt, bạn sẽ không cần thực hiện phần này vì bạn chắc đã biết hợp âm nào nên được sử dụng tại từng vị trí phách mạnh là điểm rơi của các hợp âm trong bản nhạc. Sau khi đã làm quen với các hợp âm chính, trong đoạn phiên khúc A2 bạn bạn sẽ thay thế và trộn các hợp âm bà con, họ hàng có cùng chức năng T-S-D với ba hợp âm chính mà bạn đã chọn để tạo ra sự pha trộn giữa tính chất trưởng và tính chất thứ trong vòng hòa âm nhằm mục đích đa dạng hóa sắc thái dù tính chất trưởng hoặc tính chất thứ đã xác định từ đầu vẫn trội hơn tính chất thứ hoặc trưởng song song phụ họa theo, đặt biệt là ở những chỗ đầu hoặc cuối câu, đoạn thì tính chất điệu tính đã chọn phải được ưu tiên sử dụng. Sự dịch chuyển của hợp âm thường sẽ theo các vòng như sau: T-S-D-T; T-D-T; S-D-T, S-D, D-T, T-S-T-D-T, v.v…;
  • Bước 6: Khi áp dụng vòng hợp âm di chuyển theo quãng bốn thì bạn nên tranh thủ sử dụng các hợp âm 7 át để tạo sức hút về hợp âm kế tiếp. Ví dụ, G7-C, E7-Am;
  • Bước 7: Bạn có thể xem xét sử dụng các hợp âm Sus2 và Sus4 để tạo thêm sắc thái cho phần mẫu âm hình đệm;
  • Bước 8: Bạn có thể sử dụng thêm âm cảm (là hợp âm bậc VII) và các hợp âm + _ để tạo độ căng cần giải quyết về hợp âm chủ trong các phần kết thúc đoạn để tạo thêm hiệu ứng cho phần mẫu âm hình đệm; và
  • Bước 9: Bạn có thể cân nhắc việc sử dụng thêm các hợp âm màu khác như các hợp âm add 9, +6, +4, +5 để thêm sắc thái cho phần mẫu âm hình đệm của bạn.

Bài viết này của tôi được viết trên cơ sở dựa vào những kiến thức âm nhạc mà tôi đã được học cũng như những kinh nghiệm tập chơi đàn piano trong nhiều năm qua. Nếu bạn thấy những thông tin chia sẻ của tôi ở trên là hữu ích cho việc học đàn piano của bạn, xin hãy ủng hộ tôi bằng một cú click chuột vào website này nhé www.phuoc-partner.com. Cám ơn bạn rất nhiều và chúc bạn thành công chinh phục loại nhạc cụ khó tính này nhé. Xin chào bạn.