Nói chung, các nốt ngoài hợp âm là các nốt nằm ngoài các nốt có trong hợp âm và các âm tô điểm khác. Bạn nên sử dụng một số thủ pháp biểu diễn qua việc sử dụng các nốt ngoài hợp âm giúp tô điểm không chỉ các nốt của giai điệu để giai điệu thêm mượt mà và có hồn ở bên tay phải mà còn giúp làm đầy phần âm Bass và mẫu âm hình đệm bên tay trái để phục vụ cho giai điệu bên tay phải.
Các nốt ngoài hợp âm là các nốt không nằm trong các nốt có trong hợp âm tại một ô nhịp nào đó và chúng sẽ nằm ở đầu phách hoặc ở trong phách. Các nốt ngoài hợp âm thường bao gồm các loại nốt sau đây: nốt qua, nốt thêu, nốt thoát, nốt nhấn, nốt hoãn âm, nốt treo âm, nốt tiền âm, nốt đổi âm và nốt lưu âm.
- Nốt qua (passing tone): là nốt di chuyển đi lên hoặc đi xuống liền bậc giữa nốt của hợp âm trước và nốt của hợp âm sau.
- Nốt thêu (neighboring tone): là nốt di chuyển đi lên hoặc đi xuống liền bậc với nốt của hợp âm rồi quay trở lại vị trí nốt của hợp âm.
- Nốt thoát (escape tone): là nốt di chuyển đi lên hoặc đi xuống liền bậc ra khỏi nốt của hợp âm trước rồi từ đó lại nhảy cách bậc tới nốt của hợp âm sau.
- Nốt nhấn (appoggiatura): là nốt nhảy xa lên không liền bậc với nốt của hợp âm trước rồi từ đó lại đi xuống liền bậc tới nốt của hợp âm sau.
- Nốt hoãn âm (retardation): là nốt của hợp âm trước được giữ lại để sử dụng luôn cho hợp âm sau rồi từ đó di chuyển đi lên.
- Nốt treo âm (suspension): là nốt của hợp âm trước được giữ lại và di chuyển đi xuống. Nó còn được gọi là nốt treo (suspension).
- Nốt tiền âm (anticipation): là nốt di chuyển đi lên hoặc đi xuống liền bậc ở phách yếu và có cùng cao độ với nốt của hợp âm sau.
- Nốt đổi âm (changing tone): là một nhóm nốt mà trong đó có hai nốt ngoại hợp âm đi lên hoặc đi xuống liền bậc, sau đó lại nhảy ngược chiều trở lại rồi trở về nốt cũ của hợp âm.
- Nốt lưu âm (pedal point): là nốt của hợp âm trước được giữ lại và cho ngân dài trong khi các nốt khác vẫn tiếp tục chuyển động theo hợp âm.
- Âm dựa (hoặc còn gọi là âm tựa luyến láy)
Để sử dụng các thủ pháp biểu diễn để tô điểm cho nốt giai điệu thêm phong phú thì bạn có thể dùng nốt dựa để luyến. Nốt dựa (hay còn được gọi là nốt hoa mỹ hoăc âm luyến láy) có hai dạng đó là nốt dựa ngắn và nốt dựa dài. Nốt dựa ngắn gồm một hoặc vài âm được viết bằng một nốt móc đơn rất nhỏ có vạch chéo và đứng trước hoặc sau âm chính, được biểu diễn rất nhanh và gọn, không có giá trị trường độ với mục đích chủ yếu của chúng là làm tăng độ luyến láy, tô điểm làm đẹp cho nốt giai điệu. Nốt dựa dài thì được ký hiệu bằng một nốt móc đơn nhỏ nhưng không có gạch chéo ngang thân giống như nốt dựa ngắn, có trường độ bằng nữa trường độ của nốt chính và được tính vào trường độ của nốt chính đứng sau nó.
Ví dụ: Âm dựa ngắn
Ví dụ: Âm dựa dài
- Âm thêu
Là âm liền kề và cách âm chính một quãng hai (trưởng hoặc thứ) ở trên hoặc ở dưới hay nói theo cách khác là khi có một nốt nhạc nối tiếp nốt nhạc chính di chuyển liền bậc lên hoặc xuống so với nốt nhạc chính rồi lại chuyển về ngay nốt cũ thì được gọi là âm thêu.
- Âm vỗ
Âm vỗ còn được gọi là Mordente được cấu tạo từ âm thêu với âm chính của giai điệu. Âm vỗ bao gồm ba âm: Âm chính – Âm thêu – Âm chính. Khi diễn tấu thì bạn cần láy thật nhanh hai nốt gần nhau, trong đó nốt thứ nhất sẽ cùng cao độ với nốt chính còn nốt thứ hai thì sẽ ở trên hoặc ở dưới nốt chính một cung hoặc nửa cung.
- Láy rền
Lấy rền có âm hình giai điệu bao gồm âm chính và âm thêu luân phiên nhau với tốc độ nhanh. Trường độ của âm láy rền bằng trường độ của âm được láy. Láy rền được ghi bằng ký hiệu (tr……………………………………. hoăc tr), viết trên nốt. Có ba cách để thực hiện lấy rền:
– Bắt đầu từ âm thêu trên. Ví dụ:
- Bắt đầu từ âm thêu dưới. Ví dụ:
- Bắt đầu từ âm chính. Ví dụ:
- Láy chùm
Láy chùm ghi bằng ký hiệu (~) được đặt ở trên âm chính hoặc giữa hai âm của giai điệu. Cách thực hiện sẽ tùy vào chỗ đặt dấu. Láy chùm là một âm hình giai điệu thường có bốn đến năm âm. Các âm này bao gồm âm chính và âm thêu trên và âm thêu dưới theo thứ tự như sau: âm thêu trên – âm chính – âm thêu dưới – âm chính (loại bốn âm) hoặc âm chính – âm thêu trên – âm chính, âm thêu dưới – âm chính (loại năm âm).
Bài viết này của tôi được viết trên cơ sở dựa vào những kiến thức âm nhạc mà tôi đã được học cũng như những kinh nghiệm tập chơi đàn piano trong nhiều năm qua. Nếu bạn thấy những thông tin chia sẻ của tôi ở trên là hữu ích cho việc học đàn piano của bạn, xin ửng hộ tôi bằng một cú click chuột vào website này nhé www.phuoc-partner.com. Cám ơn bạn rất nhiều và chúc bạn thành công chinh phục loại nhạc cụ khó tính này nhé. Xin chào bạn.