05 bệnh thường gặp của đàn piano bạn nên biết

2720

Cho dù đó là đàn piano cơ hay đàn piano điện, chúng đều giống như các loại dụng cụ hay trang thiết bị giải trí khác là có tuổi đời riêng nên chúng thường có những căn bệnh đặc trưng mà những người chơi đàn piano như bạn cần biết để bảo trì kịp thời nhằm tăng tuổi thọ cho cây đàn piano của mình.  

05 bệnh thường gặp của đàn piano bạn nên biết

Phát ra tiếng rè khi chơi đàn piano

Lỗi này thường bắt nguồn từ một số nguyên nhân chính sau đây:

  • Do có một vật lạ nào đó ví dụ như viết chì, chìa khóa đàn piano, cục gôm rơi vào bảng cộng hưởng hoặc bộ phận dây đàn dẫn đến việc âm thanh phát ra bị rè khi chơi đàn. Lỗi này sẽ được khắc phục bằng cách kiểm tra kỹ các ngóc ngách của cây đàn để xem có vật dụng gì lạ trong đó hay không và nếu có thì lấy chúng ra khỏi đàn;
  • Dây Bass của đàn piano là bộ phận được quấn bằng những dây đồng nhỏ nên chúng rất dễ bị lỏng ở hai đầu sau một thời gian dài sử dụng mà sẽ làm cho dây Bass bị đè lên và tạo ra tiếng rè. Lỗi này sẽ được khắc phục bằng cách hạ lỏng dây Bass đồng thời tháo đầu dây tại vị trí hitch pin trên khung plate ra, sau đó dùng kềm bóp vào hai đầu cuối của vòng dây đồng tiếp theo rồi xoay theo chiều quấn dây cho nó được siết chặt lại. Khi lắp dây vào hitch pin, bạn sẽ cùng lúc xoắn thêm 01 đến 02 vòng dây theo chiều quấn của dây đồng và rồi nếu lỗi này vẫn không sửa được thì chắc là bạn phải thay dây Bass mới;
  • Khi thanh rid (là thanh gỗ dán song song chạy dọc theo bảng cộng hưởng) bị long ra khỏi bề mặt của bảng cộng hưởng và làm cho bảng cộng hưởng bị lỏng dẫn đến việc đàn piano của bạn bị rè khi chơi. Bạn nên gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp đến hỗ trợ bạn khắc phục lỗi này;
  • Do các con ốc được sử dụng để siết chặt các bộ phận của đàn piano bị lỏng khi xài lâu ngày, làm cho tiếng đàn piano của bạn bị rè. Bạn nên kiểm tra các con ốc và nếu có con ốc nào đó bị lỏng thì vặn chúng lại cho cứng thì sẽ hết lỗi này; và
  • Khi đặt cây đàn piano của bạn ở gần các loại cửa làm bằng nhôm hay kim loại hay kẹp giấy thì các vật dụng này sẽ cộng hưởng với tiếng đàn piano của bạn và gây ra tiếng rè khi bạn chơi đàn. Bạn chỉ cần dời đàn piano của bạn đi chỗ khác hay dời các vật dụng đó ra xa cây đàn piano của bạn thì lỗi này sẽ tự động hết.

Phím đàn piano phát ra tiếng lộc cộc, lách cách

Nếu phím đàn piano phát ra tiếng lộc cộc, lách cách thì chắc là do phần nỉ đệm sẽ bị mòn hoặc chai cứng, hoặc các vị trí dán keo bị lỏng và nếu nỉ đệm được thay thế hoặc dán keo lại thì lỗi này sẽ hết. Nếu tiếng lộc cộc, lách cách đó lại phát ra từ máy cơ của bàn phím piano thì các ốc giữ các chi tiết bạn cần kiểm tra hoặc xem có phải là do keo dán bị bong tróc ra hay không. Nếu lý do đó là đúng thì bạn chỉ cần siết chặt các con ốc, dán lại keo là sẽ khắc phục được lỗi này.

Ngoài ra, lỗi này cũng có thể là do thanh sắt bị chạm vào thanh backcheck wire của phím đàn piano kế bên dẫn đến phát ra tiếng kích và trong trường hợp đó bạn chỉ cần nắn lại thanh sắt bridle wire thì sẽ hết bị lỗi này. Lò xo gãy hoặc nỉ đệm bị mòn cũng sẽ gây ra lỗi này và nếu chúng được thay thì lỗi này sẽ hết.

Pedal phát ra tiếng kêu cót két

Sau một thời gian dài sử dụng, pedal của đàn piano sẽ phát ra tiếng cót két mà có thể xuất phát từ việc vòng đệm bị bảo mòn. Trong trường hợp đó, bạn chỉ cần thay các vòng đệm mới thì lỗi này sẽ hết. Ngoài ra, bệnh này cũng có thể do các chốt bản lề bị gỉ, khô do thời tiết và bạn chỉ cần tra dầu vào các vị trí đó thì lỗi này sẽ hếtan dài sử dụng, pedal đàn piano có thể phát ra tiếng cót két mà có thể xuất phát từ việc vòng đệm bị bảo mòn và bạn chỉ cần thay các vòng đệm mới thì lỗi này sẽ hết. Ngoài ra, bệnh này cũng có thề là do các chốt bản lề bị gỉ, khô do thời tiết và bạn chỉ cần tra dầu vào các vị trí đó thì lỗi này sẽ hết.

Lỗi kẹt, dính phím đàn

Có thể nói, đây là một trong những lỗi thường gặp nhất ở đàn piano cơ. Bạn sẽ nâng máy cơ của phím đàn bị kẹt lên sau đó thả xuống, nếu máy cơ tại phím đàn đó vẫn hoạt động bình thường thì điều này chứng tỏ rằng đây là lỗi kẹt, dính phím đàn chứ không phải do máy cơ của phím đàn có vấn đề. Có một số nguyên nhân chính thường dẫn đến lỗi này như sau:

  • Nỉ key bushing, gỗ của phím đàn pano lâu ngày bị nở ra và ma sát vào chốt giữ của balance rail pin hoặc front rail pin. Lỗi này sẽ được khắc phục bằng cách ép phím đàn sang hai bên rồi đánh lên đánh xuống nhiều lần và nếu vẫn không hết lỗi thì bạn hãy dùng kềm chuyên dụng ép miếng nỉ đó vào;
  • Khi đàn được đặt ở nơi có độ ẩm trong không khí quá cao thì sẽ làm cho gỗ của các phím đàn nở ra khiến cho các lỗ tròn dưới phím đàn, ở chỗ balance rail pin bị khít lại và làm cho các phím đàn bị kẹt. Lỗi này sẽ được khắc phục bằng cách sử dụng một vật nhọn, tròn nào đó để nới cái lỗ này ra nhưng không nên nới quá rộng vì sẽ làm cho phím đàn bị lỏng; và
  • Kẹt phím đàn cũng có thể là do miếng chì làm nặng phím đàn dẫn đến bị phù. Khi bị lỗi này, miếng chì sẽ bị lòi ra ngoài và chạm vào bàn phím làm cho nó bị kẹt. Bạn sẽ khắc phục lỗi này bằng cách gọt bỏ đi phần bị phù bằng dao rọc giấy hoặc thay miếng chì bị phù đó bằng một miếng chì khác.
benh-thuong-gap-cua-dan-piano

Lỗi lỏng, lắc phím đàn

Dưới đây là một số nguyên nhân chính làm cho phím đàn bị lỏng, lắc khi bạn chơi đàn:

  • Miếng nỉ đã qua một thời gian dài sử dụng đã cạ vào chốt pin dẫn đến bị mòn, hoặc bị bung keo và rơi ra làm lỏng bàn phím. Lỗi này sẽ được khắc phục bằng cách thay nó bằng một miếng nỉ mới; và
  • Nếu vị trí balance hole bị lỏng nhưng chỉ bị nhẹ thôi thì bạn tạm thời cứ để vậy mà tiếp tục sử dụng nhưng nếu bị nặng hơn thì bạn cần liên hệ với thợ sửa đàn piano chuyên nghiệp để được hỗ trợ.

Khó khăn

Người lớn khi học chơi đàn piano theo phong cách nhạc nhẹ thường gặp những khó khăn nhất định so với trẻ em vì một số những lý do sau đây:

  • Người lớn thường học chơi đàn piano theo thú vui, phong trào chứ không phải là nghĩa vụ và cũng không bị ai giám sát nên thường không có tính kỷ luật cao trong việc học tập. Người lớn thích thì học, không thích thì thôi, các bài tập mà giáo viên cho về nhà làm nếu có thời gian thì làm, nếu không thì để đó chứ không giống như trẻ em thường đi học chuyên cần hơn, làm bài tập đầy đủ hơn vì chịu sự giám sát và chế tài của giáo viên, cha mẹ nên kết quả học tập của người lớn thường chậm hơn so với trẻ em;
  • Người lớn thường có nhiều công việc quan trọng cần quan tâm hàng ngày ví dụ như đi làm, chăm sóc, tương tác với con cái, gia đình, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp, v.v… nên thường sẽ không xem việc học đàn piano là ưu tiên số một và cũng không chịu tập trung khi ngồi học, không có thời gian cố định dành cho việc làm bài tập ở nhà, tập chơi đàn piano không thường xuyên, dễ quên các bài tập được giáo viên giao;
  • Người lớn thường không có nhiều kiên nhẫn nên hay nôn nóng muốn đốt cháy giai đoạn khi học, không chịu học nhạc lý cơ bản và tập các kỹ thuật đàn piano khó ví dụ như luyện ngón nên thường bị thiếu các kỹ thuật đàn piano cần thiết khi chơi đàn piano theo phong cách nhạc nhẹ;
  • Do đã lớn tuổi nên hai tay của người lớn thường bị cứng, không mềm mại, uyển chuyển như trẻ em. Khi tập chơi đàn thì hai tay của người lớn sẽ mau bị mõi và đau nên khi hai tay lướt trên phím đàn thì tiếng đàn sẽ không nghe mềm mại, du dương và khi học các kỹ thuật đàn piano ví dụ như tremolo thì sẽ gặp khó khăn hơn trẻ em;
  • Người lớn thường gặp khó khăn trong việc học các bảng hợp âm, đặc biệt là các hợp âm bốn nốt hoặc các bản nhạc có nhiều dấu thăng hay dấu giáng;
  • Người lớn thường muốn học chơi đàn piano theo phong cách nhạc nhẹ vì nhận thấy rằng nhiều người khác cũng học như vậy hoặc chỉ vì mục đích tự đệm hát cho mình và bạn bè nhằm mục đích giao lưu là chính. Tuy nhiên, nếu thiếu đi sự yêu thích và đam mê thật sự và dành tình yêu của trái tim cho nó thì người lớn sẽ không có đủ động lực để vượt qua những khó khăn ban đầu, không đủ sự cảm thụ âm nhạc và ngẫu hứng cần thiết để làm chủ cây đàn piano và chơi có hồn; và
  • Do không được học về ký, xướng âm nên, trong một chừng mực nào đó, việc học chơi đàn piano theo phong cách nhạc nhẹ của người lớn cũng bị hạn chế vì người lớn không có độ thẩm âm cần thiết khi tập đệm hát, người lớn sẽ gặp khó khăn trong việc phối các hợp âm phù hợp để có hòa âm cho bản nhạc, không có những câu chạy ngón, fill-in, v.v…     

Thuận lợi

Dù có một số bất lợi khi học chơi đàn piano theo phong cách nhạc nhẹ như trên, người lớn cũng có một số thuận lợi hơn so với trẻ em như sau:

  • Người lớn thường đã có một số kiến thức và sự hiểu biết nhất định về âm nhạc nói chung và nhạc lý nói riêng trong thời gian học âm nhạc theo chương trình của trường phổ thông khi còn nhỏ;
  • Khả năng cảm thụ âm nhạc của người lớn cũng sâu sắc hơn so với trẻ em nên việc tiếp nhận các kiến thức âm nhạc sẽ nhanh chóng và sâu sắc hơn trẻ em. Người lớn nên tận dụng các thế mạnh này của mình để tiến xa và sâu hơn trong việc sắp xếp các hợp âm lại với nhau, phân chia các ngón tay của mình sao cho hợp lý nhất và điều này sẽ giúp họ nhớ được giai điệu và các hợp âm nhiều và lâu hơn; và

Người lớn thường có ý thức đối với việc học chơi đàn piano của mình hơn nên sẽ có tính kỷ luật bản thân cao hơn trẻ em nếu họ thật sự có đam mê. Do đó, người lớn nên đặt mục tiêu cho việc học của mình, mục tiêu ban đầu chỉ nên xây dựng nhỏ thôi để dễ dàng đạt được kết quả như mong muốn trong một thời gian ngắn nhằm khích lệ bản thân tiếp tục với các mục tiêu nhỏ khác rồi từ từ sẽ đặt ra các mục tiêu lớn dần lên theo thời gian. Người lớn cũng có thể rủ rê bạn bè, người thân của mình cùng học đàn piano chung cho vui và để có điều kiện trao đổi, giao lưu, học hỏi, động viên lẫn nhau.

Lời khuyên dành cho người lớn muốn học chơi đàn piano theo phong cách nhạc nhẹ

Từ những khó khăn và thuận lợi của người lớn khi học chơi đàn piano theo phong cách nhạc nhẹ như trên, dưới đây là những lời khuyên dành cho người lớn:

  • Người lớn không nên tạo quá nhiều áp lực cho bản thân, chỉ nên xem đàn piano là một công cụ âm nhạc để thư giãn, giải trí và giảm áp lực cho bản thân chứ không phải học chơi đàn piano để biểu diễn mưu sinh. Khi tâm lý được thoải mái thì việc học sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều;
  • Người lớn nên tập tính kiên nhẫn và có kỷ luật với bản thân khi tập chơi đàn piano. Nếu tập một lần chưa được thì cố gắng tập đến mười lần, nếu mười lần vẫn chưa được thì cố gắng tập đến một trăm lần cho đến khi nào được mới thôi. Khi tập chơi đàn piano nhiều lần như vậy mà vẫn chưa đạt được các kỹ thuật khó thì người lớn nên tạm dừng lại, nghỉ ngơi, làm một công việc gì khác để bộ não c có thời gian thay thế bạn làm công việc đó, não của con người chúng ta rất hay ở chỗ đó là nó có chức năng giúp đúc kết lại những lần mà chúng ta đã tập, lưu lại các phần đã hoàn thiện và khi chúng ta quay trở lại tập tiếp thì chắc chắc phần trình bày của chúng ta sẽ tốt hơn trước khá nhiều. Người lớn nên tránh việc cố tập hoài khi tập chưa đạt kết quả vì kết quả sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn vì lúc đó não của người lớn thật sự đã bị quá tãi và bão hòa, không thể tiếp nhận thêm bất kỳ thông tin, dữ liệu nào khác;
  • Khi tập chơi đàn piano, người lớn cần tập trung cao độ, không nên nghĩ ngợi chuyện khác, tắt máy điện thoại di động hoặc để chúng ở chế độ im lặng, cố gắng tìm nơi vắng vẻ để tập chơi đàn, để pedal ở chế độ hãm tiếng để không làm phiền những người xung quanh;

Người lớn nên cố gắng tìm cho mình một giáo viên phù hợp với trình độ và nhu cầu hơn là thuê một giáo viên có tên tuổi nhưng lại không có năng khiếu sư phạm. Tại sao phải như vậy, lý do là vì nếu mục tiêu của người lớn là học chơi đàn piano theo phong cách nhạc nhẹ thì không nên tìm một giáo viên có nhiều kinh nghiệm đang giảng dạy trong nhạc viện, giỏi về nhạc cổ điển vì đa số các giáo viên có trình độ như vậy thường sẽ không chuyên về chơi đàn piano theo phong cách nhạc nhẹ. Người lớn cũng nên chọn giáo viên nào có kinh nghiệm về sư phạm, có giáo trình giảng dạy được biên soạn đàng hoàng, có kỹ năng trong việc động viên, khích lệ, kiểm tra, đôn đốc việc học tập của họ thường xuyên, biết hướng dẫn họ phương pháp học chơi đàn piano sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, giáo viên nào đã từng chơi cho các ban nhạc tại các phòng trà, sân khấu vì họ có kinh nghiệm thực tế trong việc đệm đàn piano trong ban nhạc sẽ là một điểm cộng nữa trong sự chọn lựa của họ. Người lớn không nên chọn những giáo viên là sinh viên đang theo học tại nhạc viện đi làm gia sư để kiếm thêm thu nhập vì họ thường chưa có kỹ năng sư phạm và kiến thức âm nhạc của họ cũng có phần hạn chế, hay không chọn những giáo viên được người quen, bạn bè của họ giới thiệu mà chất lượng giảng dạy của những người đó lại chưa được kiểm chứng là phù hợp với người lớn, hoặc chọn các giáo viên ở gần nhà của họ cho thuận tiện việc di chuyển hoặc giáo viên đó đồng ý đến nhà của họ để dạy thay vì họ phải đến nhà giáo viên để học hoặc trong trường hợp giáo viên thu học phí quá thấp, không tương xứng với thời gian và công sức bỏ ra.

Bài viết này của tôi được viết trên cơ sở dựa vào những kiến thức âm nhạc mà tôi đã được học cũng như những kinh nghiệm tập chơi đàn piano trong nhiều năm qua. Nếu bạn thấy những thông tin chia sẻ của tôi ở trên là hữu ích cho việc học đàn piano của bạn, xin ửng hộ tôi bằng một cú click chuột vào website này nhé www.phuoc-partner.com. Cám ơn bạn rất nhiều và chúc bạn thành công chinh phục loại nhạc cụ khó tính này nhé. Xin chào bạn.

7 Điều Cần Lưu ý Trước Khi Tìm Luật Sư Tư Vấn