11 cách tiếp thêm động lực học đàn piano khi bị nản

2104

Có nhiều người lớn tuổi, khi tìm hiểu thông tin để học đàn piano thì lúc đầu rất háo hức và tập trung, luôn muốn đốt cháy giai đoạn, mong sao có thể lĩnh hội được những kiến thức âm nhạc quan trọng nhất một cách nhanh nhất có thể để làm sao chỉ trong vòng từ hai đến ba tháng thì đã tự mình chơi trọn vẹn một bản nhạc yêu thích nào đó. Tuy nhiên, một điều ước như thế thường ít khi xảy ra trừ khi bạn thật sự là một thiên tài âm nhạc chưa được khai phá vì có nhiều lý do khác nhau làm cho điều ước của bạn không thể trở thành hiện thực ví dụ như: bạn bị các công việc cơm áo gạo tiền hàng ngày chi phối làm ảnh hưởng đến việc luyện tập chơi đàn điều đặn của bạn, làm cho bạn bị mất tập trung rồi bị quên bài; bạn không thấy được sự tiến triển đáng kể nào của mình trong một khoảng thời gian dài dù đã hết sức cố gắng, nỗ lực bản thân; bạn không thể hiểu được hết các kiến thức nhạc lý rối rắm mà lại cần khi chơi đàn piano; dù đã hết sức cố gắng để học môn ký, xướng âm nhưng bạn lại không có sự cảm thụ âm nhạc tốt nên bạn không tài nào cảm được tinh thần của bản nhạc; bạn không tập được bản nhạc nào nghe ra hồn dù hết sức cố gắng luyện tập; những người học đàn piano chung với bạn ban đầu đã dần bỏ cuộc giữa chừng với nhiều lý do khác nhau và họ cố gắng lôi kéo bạn cũng bỏ học giống như họ; bạn không có được một giáo viên vừa giỏi về chuyên môn lại vừa có khả năng sư phạm dạy học, thay vào đó giáo viên của bạn chỉ dạy bạn theo kiểu mì ăn liền, tức là bạn thích học cái gì thì giáo viên của bạn sẽ dạy bạn cái đó và luôn chiều theo ý của bạn, giáo viên không dạy bạn theo một giáo trình bài bản có kết hợp giữa lý thuyết và thực hành hợp lý và vừa sức với bạn dẫn đến việc bạn học lan man, không xác định được mục đích theo các cột mốc thời gian cụ thể và rõ ràng; bạn không những không được động viên, khích lệ từ người thân trong gia đình đối với việc học đàn piano của bạn mà họ còn trực tiếp hay gián tiếp tìm cách cản trở, gây khó cho việc học của bạn; bạn không có đủ không gian rộng rải và yên tỉnh tại nhà để luyện tập chơi đàn piano nên bạn không thể luyện tập tốt và đều đặn các bài tập; bạn phải đối mặt với các kỹ thuật đàn piano khó mà dù đã hết sức cố gắng luyện tập nhiều lần nhưng vẫn chưa đạt được bất kỳ sự tiến triển đáng kể nào; bạn không được tiếp cận những sách dạy đàn piano có chất lượng mà thay vào đó là các giáo trình và cách dạy đã quá lạc hậu, không còn phù hợp với sự phát triển của âm nhạc đương đại; và có nhiều thú vui giải trí vật chất và tinh thần khác cuốn hút và làm bạn bị mất hứng thú trong việc học đàn piano của mình.

Khi gặp những tình huống như vậy, có khá nhiều khả năng bạn sẽ bị nản, mất động lực trong việc học và cũng vì những lý do đó mà nhiều người đã quyết định thôi học và rồi họ sẽ không bao giờ có một cơ hội nào khác trong tương lai để quay trở lại học đàn piano dù rất muốn như vậy. Vì vậy, nếu gặp phải một trong những tình huống khó khăn như thế, bạn nên làm gì để thoát khỏi sự mất động lực đó càng nhanh càng tốt và quay trở lại với tâm thế háo hức ban đầu? bạn nên dành thời gian đọc một số lời khuyên hữu ích dưới đây nhé.

  • Thay đổi phương pháp luyện tập

Thực tế cho thấy, chẳng có một phương pháp luyện tập chơi đàn piano nào được xem là phù hợp với mọi đối tượng người học vì có nhiều lý do khác nhau ví dụ như lứa tuổi, mục đích học, kiến thức âm nhạc, năng khiếu âm nhạc khác nhau của từng người, giáo trình giảng dạy khác nhau, quỹ thời gian người học dành cho việc luyện tập khác nhau. Khi gặp những vấn đề về phương pháp luyện tập ở trên thì bạn nên chịu khó dành thời gian tìm hiểu và thử nghiệm các phương pháp luyện tập khác được xem là phù hợp hơn cho mình thông qua giáo viên, bạn bè hoặc bạn bè trên cộng đồng mạng để giúp bạn tạo ra một cách luyện tập chơi đàn piano phù hợp nhất đối với mình. Ví dụ, trước đây bạn thường dành 90 phút cho một buổi học và học hai buổi học/tuần trong đó có một buổi bạn chỉ học về lý thuyết và một buổi học bạn chỉ tập trung học về thực hành và việc sắp xếp giờ học như vậy đã làm cho bạn bị nản vào buổi học lý thuyết vì bị nhồi nhét quá nhiều kiến thức âm nhạc trong cùng một lúc nhưng khi đến buổi thực hành thì bạn lại không có đủ thời gian để tập các bài tập mà giáo viên cho bạn về nhà làm. Vì thế, bạn nên cân nhắc điều chỉnh lại lịch học của mình trên cơ sở một buổi học chỉ khoảng 60 phút, nhưng được sắp xếp thành ba buổi học/tuần và lý thuyết và thực hành sẽ được kết hợp trong cùng một buổi học để bạn không bị chán nãn về lý thuyết và lại không bị quá tãi vì các bài tập thực hành. Hoặc đấy có thể là một lịch học linh hoạt, không cố định và gò bó tùy vào lịch làm việc của bạn cũng như cảm hứng hàng tuần của bạn. Đôi khi, muốn tập đàn piano hiệu quả, bạn cần học cách cân bằng giữa thời gian vận dụng toàn bộ công suất trí não của bạn cho việc luyện tập và thời gian bạn để tâm trí được nghỉ ngơi hợp lý, thậm chí là cho tâm trí của bạn được lang thang đâu đó để tìm kiếm cảm hứng âm nhạc.

  • Luyện tập với những người học chơi đàn piano khác

Nếu bạn cứ đóng cửa phòng tối ngày để ngồi luyện các bài tập etude, fill-in, bạn sẽ nhiều khi không chỉ cảm thấy cô đơn, trống vắng vì không có bạn bè hay đồng đội bên cạnh, không có sự tương tác qua lại với người khác, không có ai đánh giá trình độ chơi đàn piano của bạn và cho những góp ý quý báo, mà còn làm bạn bị mất đi phần nào động lực học tập. Để cải thiện việc này, bạn cần tìm những người bạn nào đó mà có cùng trình độ với bạn để tập đàn chung với nhau, giao lưu âm nhạc dưới hình thức chơi đàn chung bốn tay hay sẽ lập ra một ban nhạc nghiệp dư nào đó để luyện tập cùng với những người chơi các loại nhạc cụ khác và điều này sẽ giúp bạn cải thiện việc luyện tập chơi đàn piano và gắn kết tình bạn cũng như làm trẻ hóa và nạp lại tinh thần sáng tạo của bạn.

  • Làm mới chỗ ngồi học chơi đàn piano

Nhiều khi bạn cảm thấy bị mất hứng thú khi học chơi đàn piano chỉ vì một lý do đơn giản đó là chỗ ngồi học đàn piano của bạn quá đơn điệu, buồn tẻ, tối tăm với chỉ một cây đàn piano và vài ba quyển sách học chơi đàn piano cũ kỹ trên giá đàn. Vậy tại sao bạn không chịu dành một ít thời gian để trang trí lại chỗ ngồi học đàn piano của mình để biến nó thành một góc thứ giãn dễ thương và thú vị cho bạn.

Bạn có thể thay đổi vị trí đặt đàn piano để lấy thêm ánh sáng mặt trời nếu được, thay các đèn màu trắng trong phòng thành đèn màu vàng, thay tấm trải ngăn bụi màu tối cho đàn piano bằng một tấm trải ngăn bụi khác có màu sáng hơn một chút, trang trí thêm một bình hoa nhỏ hoặc một chậu cây thủy sinh với vài chú cá kiểng bơi tung tăng trong đó, một máy đếm nhịp (metronome), một khung ảnh chân dung của bạn hay những người thân yêu của bạn trong gia đình, một cây nến thơm cộng thêm vài ba quyển sách nhạc còn mới để trên nắp đàn thì chỗ ngồi học đàn piano của bạn thực sự đã có sự thay đổi, nhìn trẻ trung và sáng sủa hơn nhưng vẫn giữ được nét ấm cúng cần có của một phòng chơi nhạc.

  • Chọn bản nhạc mà bạn yêu thích để tập rồi quay lại bản nhạc đó khi đã chơi thành công

Để có động lực trong việc học đàn piano, bạn nên tìm kiếm những bản nhạc nổi tiếng mà bạn yêu thích rồi trao đổi với giáo viên của bạn về bản nhạc đó để giáo viên của bạn giúp bạn chọn các bản nhạc phù hợp với trình độ của bạn và dạy bạn cách chơi. Khi những giai điệu quen thuộc của bản nhạc vang lên xung quanh cây đàn thì nó tự nhiên tạo ra ít nhiều cảm hứng trong việc luyện tập chơi đàn của bạn. Và còn hơn thế nữa, khi bạn vừa đạt một mục tiêu nào đó mà chính bạn đã đặt ra cho bản thân trong quá trình học đàn piano, ví dụ như bạn đã chơi được một bản nhạc nổi tiếng nào đó, bạn hãy dùng điện thoại di động của mình quay lại phần chơi đó của bạn. Cảm giác được nghe lại chính bản nhạc mà mình vừa chơi sẽ luôn làm bạn cảm thấy như thể bạn vừa đạt được một thành quả đáng khích lệ nào đó ví dụ như chinh phục một ngọn núi hiểm trở và từ đó giúp bạn cảm thấy tự tin hơn cũng như tiếp thêm động lực cho bạn tiếp tục theo đuổi việc học đàn piano của mình.

  • Chia sẻ kinh nghiệm học chơi đàn

Cảm giác được chia sẻ những kỹ niệm buồn vui trong suốt hành trình học đàn piano của bạn cho những người cùng nhóm, bạn bè trên các cộng đồng âm nhạc trực tuyến, đặc biệt là những người mới học đàn piano và nhận lại những phản hồi tích cực từ họ cũng là một chất xúc tác tuyệt vời giúp bạn có thêm động lực để tiếp tục việc học đàn piano của mình. Mạng xã hội, trang web hay trang blog cá nhân của bạn cũng là nơi tuyệt vời để bạn chia sẻ niềm đam mê âm nhạc của mình với mọi người và biết đâu bạn lại có cơ hội biết thêm những bạn bè mới và học hỏi từ họ vô số những kinh nghiệm thực tế trong việc học chơi đàn piano. Hoặc khi bạn chơi được một bản nhạc nào đó thì hãy quay video rồi đăng nó lên trang Facebook của bạn để bạn bè của bạn sẽ xem và lắng nghe và đó cũng là một cách hữu ích để tạo thêm động lực cho việc học đàn piano của bạn.

  • Đảm bảo tư thế ngồi chơi đàn piano phù hợp

Căng thẳng, xơ cứng khi chơi đàn piano sẽ gây ra một số vấn đề nghiêm trọng cho những người chơi đàn piano như bạn, bao gồm cả những chấn thương không đáng có ví dụ như hội chứng ống cổ tay, căng thẳng mà làm ảnh hưởng đến việc luyện tập chơi đàn piano của bạn cũng như gây thất vọng cho chính bản thân bạn vì khi bị như vậy thì bạn sẽ không thể luyện tập được các kỹ thuật piano khó cho dù bạn có cố gắng hết sức.

  • Lập sổ theo dõi

Bạn nên dùng điện thoại di động của mình hoặc một ứng dụng có chức năng tương tự trên điện thoại di động để lập sổ theo dõi về quá trình học đàn piano của bạn qua từng giai đoạn cũng như đặt ra mục tiêu luyện tập cho bạn để làm sao những mục tiêu đó có thể cân đo đong đếm được và đạt được nếu bạn chịu khó nỗ lực từng ngày, tuần, tháng, quý, năm hoặc theo từng đề mục nào đó để bạn phấn đấu. Sổ theo dõi sẽ giúp bạn ghi nhận sự tiến bộ của mình theo thời gian và chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thú vị và tự hào với bản thân khi nhận ra rằng bạn đã tiến xa so với lúc mới khởi đầu và khi có dịp nhìn lại bạn sẽ ít nhiều duy trì được động lực để tiếp tục chơi đàn piano của mình.

  • Chơi đàn piano ở nơi đông người

Bạn nên cố gắng tận dụng mọi khả năng để chơi đàn piano ở những nơi đông người hoặc tại các chương trình cộng đồng nhằm giúp bạn luyện tập khả năng chơi đàn piano không bị sợ hãi ở nơi đông người và cũng nhằm thách thức khả năng chơi đàn của bạn. Chơi đàn piano ở nơi đông người sẽ là ở bất kỳ nơi nào mà có nhiều người, đó sẽ là tiệc sinh nhật, tiệc kỹ niệm ngày cưới, sảnh khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, viện dưỡng lão, khu dân cư, đường phố, v.v… hoặc tại một cuộc thi chơi đàn piano nghiệp dư trong một hội, nhóm nào đó. Nếu bạn chưa từng chơi đàn piano như vậy trước đó, bạn sẽ cảm thấy rất căng thẳng và gần như chắc chắn bạn không thể chơi đúng với phong độ của mình như những gì mà bạn đã luyện tập tại nhà. Tuy nhiên, khi đã vượt qua thử thách này một lần, đó thật sự là một sự trải nghiệm hết sức tuyệt vời cho niềm đam mê âm nhạc của bạn, bạn sẽ cảm thấy như thể bạn đã đóng góp được một thứ gì đó rất có ý nghĩa cho cộng đồng và xã hội, giúp bạn kết nối với những người xung quanh thông qua âm nhạc và giúp bạn xây dựng được sự tự tin cần có, tích lũy kỹ năng trình diễn cũng như làm tăng động lực học chơi đàn piano của bạn.

  • Lấy cảm hứng từ các sự kiện âm nhạc

Khi bạn cần tiếp thêm động lực cho chính mình, bên cạnh những cách làm khác, hãy cố gắng xem lại những bản thu âm hoặc các video clip của các bản nhạc mà bạn yêu thích mà đã được những nghệ sĩ chuyên nghiệp biểu diễn, hoặc nếu có thể bạn cố tìm xem có buổi hòa nhạc piano nào ở gần nơi bạn đang sinh sống hay không rồi mua vé để tham dự buổi hòa nhạc đó. Việc tham dự một buổi hòa nhạc trực tiếp như vậy sẽ ít nhiều truyền động lực một cách nhẹ nhàng để bạn tiếp tục luyện tập chơi đàn piano của mình.

  • Cho phép bản thân bị mắc lỗi

Khi luyện tập chơi đàn piano, đặc biệt là ở giai đoạn đầu mới học, hãy chuẩn bị tinh thần là bạn sẽ thường bị mắc lỗi, nếu không phải lỗi này thì cũng là lỗi khác dù bạn có cố gắng nhiều đến đâu đi nữa. Không có gì phải lo về chuyện này, bạn cứ xem những lỗi đó là những chuyện bình thường thay vì buồn phiền về chúng và tự trách mình, ai trong các thiên tài âm nhạc cũng đều bị mắc lỗi ở giai đoạn đầu khi mới bắt đầu luyện tập chơi đàn piano như bạn. Trí não và cơ thể của bạn lúc chưa tập đàn piano đã được lập trình theo một cách khác và cho tới khi bạn tập làm quen với một hoạt động mới của bản thân, hãy cho cơ thể bạn có đủ thời gian hợp lý để tiếp thu các thông tin mới, đánh giá, chọn lọc và từ từ làm theo cho đến khi có sự tiến bộ rõ rệt. Khi hiểu được điều đó, nó giúp bạn không bị xuống tinh thần và sẽ cố gắng hơn trong việc luyện tập chơi đàn piano của mình.

  • Đi tìm nguồn cảm hứng âm nhạc

Nguồn cảm hứng âm nhạc luôn có mặt ở khắp mọi nơi và ở bất kỳ thời gian nào nên chúng sẽ trở thành nguồn động lực rất lớn cho việc luyện tập chơi đàn piano của bạn. Khi xem những nghệ sĩ mà bạn yêu thích biểu diễn, hoặc lắng nghe những ca khúc bất hủ hoặc một bản nhạc không lời trong một bộ phim nổi tiếng nào đó, v.v… chúng đều ít nhiều giúp bạn có được một kho tàng kiến thức âm nhạc đồ sộ và một tinh thần phấn chấn mong muốn được học hỏi và góp phần giúp bạn có thêm động lực trong việc học chơi đàn piano của mình.

Bài viết này của tôi được viết trên cơ sở dựa vào những kiến thức âm nhạc mà tôi đã được học cũng như những kinh nghiệm tập chơi đàn piano trong nhiều năm qua. Nếu bạn thấy những thông tin chia sẻ của tôi ở trên là hữu ích cho việc học đàn piano của bạn, xin hãy ủng hộ tôi bằng một cú click chuột vào website này nhé www.phuoc-partner.com. Cám ơn bạn rất nhiều và chúc bạn thành công chinh phục loại nhạc cụ khó tính này nhé. Xin chào bạn.