Cách 5: Cách phân chia thu nhập dựa vào tỷ lệ vốn góp và tiền lương

Chào mừng bạn đã quay trở lại với chuyên mục quản trị công ty luật của tôi sau khi bạn có thể đã đọc qua những chủ đề thú vị khác trong quyển sách Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề luật sư của tôi. Xin mời bạn tiếp tục tham khảo một chủ đề khác cũng rất thú vị của quyển sách này nhé.

………………………..

Đây là một biến thể của cách phân chia thu nhập theo tỷ lệ phần trăm vốn góp, đã được trình bày trong Mục 4.4 của quyển sách này và vẫn rất phổ biến tại Việt Nam. Theo đó, các luật sư thành viên của công ty luật sẽ đóng hai vai trò khác nhau cùng một lúc. Vai trò đầu tiên là với tư cách thành viên góp vốn, trong đó các luật sư sẽ phân chia lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh của công ty luật một cách đồng đều để dễ dàng trong việc quản lý, tính toán và tránh những bất cập của cách phân chia thu nhập theo tỷ lệ phần trăm vốn góp.

Vai trò thứ hai của các luật sư thành viên là người lao động làm thuê cho công ty luật. Trong vai trò này, họ sẽ được trả lương tương tự như bất kỳ nhân viên bình thường khác trong công ty luật. Mức lương của từng luật sư thành viên nói chung là sẽ khác nhau dựa trên một số tiêu chí đánh giá chung của hội đồng luật sư thành viên, chẳng hạn như kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn, kỹ năng hành nghề và thâm niên làm việc. Hội đồng luật sư thành viên sẽ quyết định mức lương dựa trên cơ sở ý kiến đa số cho từng năm Dương lịch, tùy vào đánh giá năng lực làm việc của từng người, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong năm đó và tỷ lệ tăng trưởng hoạt động kinh doanh của công ty luật trong năm.

Cách phân chia thu nhập theo kiểu này có nhiều ưu điểm như giải quyết được những hạn chế của phương pháp phân chia theo tỷ lệ vốn góp và điều chỉnh thu nhập của từng luật sư thành viên một cách hợp lý. Việc phân bổ thu nhập sẽ phụ thuộc vào kiến thức pháp luật, kinh nghiệm chuyên môn, thâm niên, tầm ảnh hưởng, số lượng khách hàng của từng luật sư thành viên vào giai đoạn đầu và trong quá trình phát triển công ty luật trong vòng 3-4 năm tiếp theo.

Tuy nhiên, giống như các phương pháp phân chia thu nhập khác, phương pháp này cũng có một số nhược điểm gây cản trở cho sự phát triển của công ty luật trong tương lai như sau:

  • Xác định mức lương phù hợp cho từng luật sư thành viên không phải là điều đơn giản và yêu cầu phải có các tiêu chí đánh giá rõ ràng và chi tiết mà các thành viên đồng ý từ đầu. Tuy nhiên, thực tế lại rất khó để đạt được sự đồng thuận vì nó có tính chủ quan và một số tiêu chí định tính như kinh nghiệm chuyên môn và tầm ảnh hưởng khó đo lường chính xác. Một giải pháp tạm thời là hội đồng luật sư sẽ xác định mức lương của từng thành viên trong năm đầu tiên của công ty luật. Sau đó, mức lương sẽ tăng hoặc giảm tùy thuộc vào tỷ lệ lạm phát do Chính phủ công bố và doanh thu từ khách hàng hiện có và mới cho công ty luật.
  • Thu nhập từ lương của các luật sư theo hợp đồng lao động sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân với mức thuế lũy tiến từ 5% đến 35%. Nghĩa là, khi thu nhập càng cao, mức thuế cá nhân phải trả càng tăng. Ngoài ra, công ty luật và các thành viên cũng phải đóng các loại bảo hiểm bắt buộc theo quy định pháp luật về bảo hiểm và đóng 2% phí công đoàn theo quy định pháp luật. Mức đóng phí được thống kê chi tiết trong bảng sau:
Đối tượngNgười sử dụng lao độngNgười lao độngTổng cộng
Cùng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và bảo hiểm thất nghiệpBảo hiểm xã hội17,5%8,0%25,5%
Bảo hiểm y tế3,0%1,5%4,5%
Bảo hiểm thất nghiệp1,0%1,0%1,0%
Kinh phí công đoàn/ Đoàn phí2,0%0%[1]2,0%
Tổng cộng22,5%10,5%33,0%
  •  Vậy nếu công ty luật phải giảm thu nhập chịu thuế để trả lương cho các luật sư thành viên, thì dù mức thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng là 20%, các khoản đóng thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm bắt buộc và kinh phí công đoàn như đã đề cập ở trên, trong một số trường hợp vẫn có thể cao hơn mức thuế thu nhập doanh nghiệp tiêu chuẩn hiện nay. Như vậy, công ty luật sẽ không những không có lợi ích trực tiếp gì về chi phí thuế mà còn ảnh hưởng đến thu nhập của từng luật sư thành viên.

Tóm lại, cách phân chia thu nhập này đòi hỏi các luật sư thành viên sẽ đóng hai vai trò khác nhau cùng một lúc. Vai trò đầu tiên là với tư cách thành viên góp vốn, các luật sư sẽ phân chia lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh của công ty luật một cách đồng đều. Vai trò thứ hai của các luật sư thành viên chi1nh là người lao động làm thuê cho công ty luật, trong vai trò này, họ sẽ được trả lương tương tự như bất kỳ nhân viên bình thường khác trong công ty luật. Mức lương của từng luật sư thành viên sẽ khác nhau dựa trên một số tiêu chí đánh giá chung của hội đồng luật sư thành viên, chẳng hạn như kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn, kỹ năng hành nghề và thâm niên làm việc. Hội đồng luật sư thành viên sẽ quyết định mức lương dựa trên cơ sở ý kiến đa số cho từng năm Dương lịch, tùy vào đánh giá năng lực làm việc của từng người, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong năm đó và tỷ lệ tăng trưởng hoạt động kinh doanh của công ty luật trong năm. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm như xác định mức lương phù hợp cho từng luật sư thành viên là khó và yêu cầu có các tiêu chí đánh giá rõ ràng và chi tiết mà các thành viên đồng ý từ đầu, cũng như mức thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho lương của các luật sư là khá cao.


[1] Lưu ý, việc đóng Đoàn phí của người lao động chỉ áp dụng trong trường hợp công ty luật có thành lập Công đoàn cơ sở tại công ty luật và mức đóng hằng tháng sẽ bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định nhưng tối đa không quá 10% tiền lương cơ sở theo quy định của Nhà nước (Mục 2 Công văn số 449/TLĐ ngày 16/4/2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam).

Bài viết này của tôi được viết chủ yếu dựa vào những kiến thức pháp luật bao quát mà tôi đã được học ở trường đại học cũng như những kinh nghiệm hành nghề luật sư chuyên sâu của tôi trong gần 25 năm qua. Nếu bạn thấy rằng những thông tin chia sẻ của tôi ở trên là hữu ích cho việc theo đuổi đam mê với nghề luật sư của bạn, xin hãy ủng hộ tôi bằng một cú click chuột vào website này nhé www.phuoc-partner.com. Cám ơn bạn rất nhiều và chúc bạn thành công chinh phục nghề luật sư của mình. Xin chào bạn.