Cách tìm hợp âm bản nhạc nhanh nhất

  • Nếubản nhạc

Hãy nhìn vào hóa biểu ở đầu bản nhạc, bạn sẽ thấy có một trong ba trường hợp sau đây sẽ xảy ra:

  • Hóa biểu không có dấu thăng hoặc dấu giáng: Hợp âm chủ của bản nhạc sẽ là Do trưởng (C)hoặc La thứ (Am). Sau đó, nhìn vào phần cuối của bản nhạc và xem nốt sau cùng của giai điệu là nốt gì để rồi từ đó bạn sẽ xác định bản nhạc là điệu thức trưởng hoặc điệu thức thứ, nếu đó là nốt C thì bản nhạc thuộc giọng Do trưởng còn nếu đó là nốt A thì là giọng Am;

  • Hóa biểu có dấu thăng (#): Từ dấu thăng cuối cùng, bạn cộng thêm nữa cung sẽ có tên của hợp âm chủ trưởng, hoặc từ dấu thăng cuối cùng bạn hạ xuống một cung sẽ có tên của âm giai tương ứng là hợp âm chủ thứ. Ví dụ, hóa biểu có một một dấu thăng là F# thì cộng thêm nửa cung sẽ là Sol trưởng và hạ xuống một cung là Mi thứ; và

  • Hóa biểu có dấu giáng (b): Nếu có một dấu giáng (Bb)thì hợp âm chủ của bản nhạc là Fa trưởng (F) hoặc là Rê thứ (Dm). Còn nếu hóa biểu có hơn một dấu giáng thì dấu giáng ngay trước dấu giáng cuối cùng sẽ là tên của hợp âm chủ điệu thức trưởng và sau đó bạn đếm xuống hai bậc sẽ có tên của hợp âm chủ ở điệu thức thứ. Ví dụ, hóa biểu có hai dấu giáng là Bb và Eb thì hợp âm chủ của bản nhạc sẽ là Si trưởng và Sol thứ.

  • Nếu không có sheet nhạc

    • Thứ 1: Bạn nên yêu cầu ca sĩ hát một đoạn ngắn (thường là đoạn Kết) của bản nhạc rồi từ đó bạn dò nốt sau cùng để tìm ra giọng của ca sĩ hoặc bạn sẽ tự lắng nghe giai điệu và tìm xem âm nào là âm ổn định nhất của bản nhạc. Âm ổn định nhất thường là âm mà khi kết thúc với âm đó sẽ cảm thấy ổn định, trọn vẹn hoàn toàn. Sau đó, để tìm điệu thức trưởng hoặc điệu thức thứ thì bạn cảm nhận tính chất của bản nhạc xem là trong sáng, tươi vui (là điệu thức trưởng) hoặc trầm buồn, u tối (là điệu thức thứ).
    • Thứ 2: Sau khi tìm được điệu thức trưởng hoặc điệu thức thứ, bạn sẽ tiếp tục tìm ba hợp âm chính của bản nhạc là hợp âm chủ, hạ át âm và át âm (ở ba bậc là I-IV-V) trong công thức T-S-D (Tonique – Sous – Dominante) của hòa âm cổ điển. Tuy nhiên, nếu trong bản nhạc bạn chỉ chơi các hợp âm trưởng hoặc các hợp âm thứ thì phần mẫu âm hình đệm chỉ có một màu và sẽ trở nên nhàm chán cho người nghe. Do đó, bạn phải trộn các hợp âm trưởng và hợp âm thứ lại với nhau để giúp bản nhạc có nhiều gam màu và phong phú hơn. Từ đó bạn phải tìm thêm các hợp âm bà con, họ hàng với ba hợp âm chính. Ví dụ, trong giọng trưởng thì giọng Đô trưởng có ba hợp âm chính ở ba bậc I-IV-V là C, F và G đảm nhận các chức năng T-S-D tương ứng. Tương tự, giọng thứ của giọng La thứ có ba hợp âm chính là Am, Dm và Em ở các bậc I-IV-Vcũng đảm nhận các chức năng T-S-D tương ứng. Như vậy, bạn đã có sáu hợp âm chính trong giọng C trưởng là: C, F, G, Am, Dm, Em.

     

    • Thứ 3: Nói chung, hợp âm trưởng có hai hợp âm thứ là bà con, họ hàng gần gũi nhất với nó nằm ở trên và ở dưới hợp âm trưởng đó 2 bậc. Vì sao lại gọi là hợp âm bà con, họ hàng gần gũi nhất? vì trong mỗi hợp âm bà con, họ hàng đó có chứa đến hai nốt có trong hợp âm trưởng. Tương tự, hợp âm thứ cũng có hai hợp âm trưởng bà con, họ hàng gần gũi nhất nằm ở trên và nằm ở dưới hợp âm thứ đó hai bậc cũng vì trong mỗi hợp âm bà con, họ hàng đó có chứa đến hai nốt có trong hợp âm thứ. Ví dụ, trong giọng trưởng thì giọng Đô trưởng có ba hợp âm chính là C, F và G. Các hợp âm bà con, họ hàng gần gũi nhất (hợp âm phụ) của C là Am và Em (vì trong hợp âm Am có hai nốt Đô và Mi và trong hợp âm Em có hai nốt Mi và Sol có trong ba nốt của hợp âm C là Đô, Mi và Sol). Tương tự, các hợp âm bà con, họ hàng gần gũi nhất của F là Am và Dm, các hợp âm bà con, họ hàng của G là Em và Bdim. Như vậy, bạn đã có 7 hợp âm để đệm trong bản nhạc của giọng Đô trưởng là C Dm Em F G Am Bdim.

    Đối với hợp âm dim (giảm), vì chúng là hợp âm giảm nên có tính chất không ổn định, căng thẳng, mang đến những âm thanh nhiều màu sắc, tạo cảm giác buồn bã, hoài niệm nhất là ở hợp âm dim thứ (m7♭5) và cần được giải quyết bởi một hợp âm liền sau đó chứ không thể đứng yên nên chúng cần được phân tích chi tiết hơn để bạn sẽ biết thêm về công năng của chúng để có thể sử dụng sao cho phù hợp nhất.

    Theo đó, hợp âm dim được chia thành ba loại là: hợp âm Diminished trial tiếng Việt gọi là hợp âm dim trưởng viết tắt là dim hoặc °; hợp âm Half diminished trial tiếng Việt gọi là hợp âm dim thứ viết tắt là m7b5 hoặc m7-5; và hợp âm Diminished seventh chord tiếng Việt gọi là hợp âm dim 7 viết tắt là dim7.

    Trong đó:

     

    • Hợp âm dim trưởng (1 3b 5b) có nốt bậc III giảm b3 và nốt bậc V giảm b5 và còn được xem là hợp âm thứ nhưng có nốt bậc V giảm. Hợp âm này ít có ứng dụng trong các tiến trình hợp âm vì âm sắc của nó không rõ ràng và cho cảm giác ngắn hơn so với hợp âm dim thứ và hợp âm dim 7. Nó sẽ được sử dụng như là một hợp âm trung chuyển nhanh giữa hai hợp âm như sau:

     

    • Chèn vào giữa hai hợp âm ở hai bậc liền nhau, thường là ở giữa bậc V và bậc VI và ở giữa bậc I và bậc II. Ví dụ 1: trong vòng hợp âm C – G – Am – F(nếu ghi theo bậc thì sẽ là bậc: I – V – VI – IV), bạn sẽ chen vào giữa bậc V và bậc VI với hợp âm bậc 5#dim thì sẽ nghe lạ tai, lúc đó vòng hợp âm mới sẽ là: C – G – G#dim – Am – F. Ví dụ 2: trong vòng hợp âm C – Dm – G (nếu ghi theo bậc thì sẽ là bậc: I – II – V) bạn sẽ chen vào giữa bậc I và bậc II bằng hợp âm bậc 1#dim, lúc đó vòng hợp âm mới sẽ là: C – C#dim – Dm – G; và

     

    • Làm hợp âm dẫn thay thế cho hợp âm 7 át để hút về hợp âm chủ ví dụ: G7>C sẽ được thay thế bằng Bdim>C hoặc G7>Bdim>C trong giọng Trưởng.

     

    • Hợp âm dim thứ (1 3b 5b 7b) sẽ thay thế cho các hợp âm thứ hay hợp âm thứ 7 và có tính chất kinh dị, ma quái, khó chịu, hồi hộp, chết chóc, thất vọng. Đây là loại hợp âm giảm được sử dụng phổ biến nhất và được dùng như sau:

     

    • Trong âm giai trưởng, hợp âm dim thứ được dùng để thay thế các hợp âm thứ ở bậc II và bậc III tạo cảm xúc sâu sắc hơn. Ví dụ: vòng hợp âm C-D7-G7-C sẽ chuyển thành C-Dm7-5-G7-C); và

     

    • Trong âm giai thứ, hợp âm dim thứ được dùng để thay thế hợp âm thứ hay hợp âm 7 ở bậc II để từ đó đổ về hợp âm dominant ví dụ như vòng hợp âm: Am – Bm7-5 – E7 – Am.

     

    • Hợp âm dim7 (1 3b 5b 7bb) lại có cách dùng khá linh hoạt, chủ yếu được dùng trong dòng nhạc Jazz hay Blues để kết nối một hợp âm với một hợp âm có thứ bậc cao hơn. Ví dụ 1: CM7 – C#dim7 – Dm7 – G7; Ví dụ 2: CM7 – E7 – FM7 – F#M7 – G7 – CM7; và Ví dụ 3: BbM7 – A7 – Dm7 – Edim7 – Fm9 – A9 – Dm7.

    Bên cạnh đó, việc sử dụng một trong ba loại hợp âm dim ở trên vào vị trí nào sẽ còn tùy thuộc vào nốt giai điệu đang nằm ở vị trí nào ở thời điểm đó để làm sao cho nó sẽ tạo ra độ hút nhưng lại không bị chạm nửa cung vào nốt giai điệu. Trong ba hợp âm dim ở trên, hợp âm dim7 được xem là có độ hút mạnh nhất, rồi kế đến là hợp âm dim thứ và sau cùng là hợp âm dim trưởng. Như vậy, tới đây bạn đã có 16 hợp âm trong giọng C trưởng là: C, F, G, Am, Dm, Em, C#dim, C#dim7, F#M7, G#dim, Dm7-5, Em7-5, Edim7, Bdim, Bm7-5, Bdim7.

     

    • Thứ 4: Do hợp âm 7 át có tính chất căng thẳng và có khuynh hướng hút về hợp âm chủ nên bạn sẽ có thêm năm hợp âm khác nữa. Ví dụ trong điệu thức Đô trưởng sẽ có các hợp âm 7 át sau đây: Am7 (hút về Dm), Dm7 (hút về G), C7 (hút về F), E7 (hút về Am), G7 (hút về C). Ngoài ra, hợp âm 7 át còn được sử dụng khi hợp âm át là hợp âm li điệu, ví dụ: C-A7-Dm; hoặc khi hợp âm át là hợp âm át phụ, ví dụ: A7-D7-G; hoặc khi hợp âm át là hợp âm át độc lập, ví dụ: Am-G7-F. Như vậy, đến đây thì bạn đã có 22 hợp âm trong giọng C trưởng như sau: C, F, G, Am, Dm, Em, C#dim, C#dim7, F#M7, G#dim, Dm7-5, Em7-5, Edim7, Bdim, Bm7-5, Bdim7, Am7, Dm7, Em7, C7, E7, G7.

     

    • Thứ 5: Ngoài ra, còn có thêm hai hợp âm Sus2 và Sus4 nữa. Đây là những hợp âm có tính chất không xác định tính trưởng hoặc tính thứ nên chúng là các hợp âm nghịch và có khuynh hướng hút về hợp âm chính của nó. Hợp âm Sus2 và hợp âm Sus4 thường được sử dụng khi đoạn nhạc có giai điệu phù hợp với bè chính hoặc khi bạn muốn thay thế hợp âm trưởng ở trong một khoảng khắc nào đó để có cảm giác mới lạ, tươi mới hoặc khi kết thúc một đoạn nhạc nào đó. Hợp âm Sus2 thường được sử dụng ở bậc I và bậc IV để bổ sung cho các hợp âm ở các bậc này (trong cả giọng trưởng và giọng thứ) và thay thế cho các hợp âm ở các bậc này (chỉ trong giọng trưởng). Còn hợp âm Sus4 thì thường được dùng bổ sung ở bậc I trước hợp âm chủ (trong cả giọng trưởng và giọng thứ) để kết bài và bổ sung ở bậc V trước hợp âm bảy át hút về bậc I để kết đoạn phiên khúc A rồi vào đoạn điệp khúc B. Bạn cũng sẽ sử dụng hợp âm G7sub2, hợp âm G7su4 thay vì sử dụng hợp âm Gsus2, hợp âm Gsus4 rồi mới về hợp âm C hoặc sử dụng hợp âm G7b9 (đó là sự kết hợp của hợp âm Gsus2 và hợp âm Gsus4) rồi mới về hợp âm C. Như vậy, giờ đây bạn đã có 27 hợp âm trong giọng C trưởng là: C, F, G, Am, Dm, Em, C#dim, C#dim7, F#M7, G#dim, Dm7-5, Em7-5, Edim7, Bdim, Bm7-5, Bdim7, Am7, Dm7, Em7, C7, E7, G7, Gsus2, Gsus4, G7sus2, G7sus4, G7b9.

     

    • Thứ 6: Do tính chất hòa thanh của âm nhạc, bạn còn có thêm các hợp âm trưởng hòa thanh và trưởng giai điệu. Đối với hợp âm trưởng hòa thanh thì bậc VI bị giáng xuống nửa cung và vì thế tạo thêm ba hợp âm mới. Ví dụ, giọng Đô trưởng có nốt A giáng nửa cung thành Ab. Các hợp âm có nốt Ab bao gồm Ab+, Fm, Ddim. Đối với hợp âm trưởng giai điệu thì các bậc VI và VII bị giáng nửa cung và tạo ra sáu hợp âm mới. Ví dụ, giọng C trưởng có nốt A giáng xuống nửa cung thành Ab và tạo ra thêm các hợp âm Ab+, Ddim, Fm và B giáng thành Bb tạo thành ba hợp âm mới là Bb, Gm, Edim. Như vậy, trong ví dụ này, hợp âm Đô trưởng còn có thêm các nốt Ab và Bb (bậc VI và VII giảm xuống nửa cung) và bạn có thêm các hợp âm bà con, họ hàng như sau: Ab+, Fm, Ddim và Gm, Edim và Bb. Như vậy, tới đây thì bạn đã có 33 hợp âm trong giọng C trưởng là: C, F, G, Am, Dm, Em, C#dim, C#dim7, F#M7, G#dim, Dm7-5, Em7-5, Edim7, Bdim, Bm7-5, Bdim7, Am7, Dm7, Em7, C7, E7, G7, Gsus2, Gsus4, G7sus2, G7sus4, G7b9, Ab+, Fm, Ddim, Bb, Gm, Edim.

    • Thứ 7: Bên cạnh đó, còn có các hợp âm màu khác nữa ví dụ như hợp âm add 9. Hợp âm này tạo cảm giác nhẹ nhàng, thư thái, yêu thương, trìu mến, sẽ dùng để thay thế cho hợp âm cùng bậc và có sức hút về hợp âm cùng bật. Ví dụ: Cadd 9 sẽ thay cho C trước khi về C. Như vậy, tới đây bạn đã có 34 hợp âm trong giọng C trưởng là: C, F, G, Am, Dm, Em, C#dim, C#dim7, F#M7, G#dim, Dm7-5, Em7-5, Edim7, Bdim, Bm7-5, Bdim7, Am7, Dm7, Em7, C7, E7, G7, Gsus2, Gsus4, G7sus2, G7sus4, G7b9, Ab+, Fm, Ddim, Bb, Gm, Edim, Cadd9.

     

    • Thứ 8: Không dừng lại ở đây, vẫn còn có các Hợp âm 7 trưởng (M7) mà tính chất của chúng là gây căng thẳng, khó chịu, khó nghe và thường được sử dụng một cách độc lập hoặc tham gia kết bài. Ví dụ, thay vì dùng hợp âm C thì bạn sẽ sử dụng hợp âm CM7. Như vậy, tới đây bạn đã có 36 hợp âm trong giọng C trưởng là: C, F, G, Am, Dm, Em, C#dim, C#dim7, F#M7, G#dim, Dm7-5, Em7-5, Edim7, Bdim, Bm7-5, Bdim7, Am7, Dm7, Em7, C7, E7, G7, Gsus2, Gsus4, G7sus2, G7sus4, G7b9, Ab+, Fm, Ddim, Bb, Gm, Edim, Cadd9, CM7, FM7.

     

    • Thứ 9: Để phần mẫu âm hình đệm thêm màu sắc, bạn sẽ sử dụng thêm các hợp âm ba nốt 5 tăng và các hợp âm ba nốt 5 giảm. Các hợp âm tăng, giảm (Ví dụ: G+, G-) là các hợp âm nghịch nghe chói tai, khó chịu, căng thẳng và cần được giải quyết về các hợp âm thuận. Chúng ít khi được dùng trong các bản nhạc ngoại trừ trường hợp để dằn ở cuối câu, cuối đoạn tạo căng thẳng để cần được giải quyết. Lưu ý, hợp âm ba nốt 5 tăng cấu tạo gồm hai quãng ba trưởng và dù hợp âm này có ba nốt nhưng chỉ có một cách đảo bè trầm là đảo nốt bậc III và ngược lại, nốt bậc V không đảo được. Hợp âm ba nốt 5 tăng là hợp âm nghịch nên cần được giải quyết và thường được dùng để: – chuyển hợp âm sang thứ và sang trưởng; – có tác dụng làm âm lót tạm thời; – thường được đặt ở phách nhẹ, nếu ở phách mạnh thì phải để ở những ô nhịp ở giữa câu nhạc; – làm cầu nối giữa các hợp âm trong những nốt có trường độ dài chuyển thoáng qua trên phách nhẹ ví dụ như G chuyển tới G+5 chuyển tới C, thường được giải quyết về hợp âm chủ của nó hoặc sẽ thay thế cho hợp âm 7 át ở kết câu, kết đoạn. Hợp âm ba nốt 5 giảm (dim) thì có tính chất ngược lại với hợp âm ba nốt 5 tăng, hợp âm ba nốt 5 giảm là hợp âm được cấu tạo bởi hai quãng ba thứ, ví dụ: Bm-5 mà sẽ sử dụng để về hợp âm chủ.  Như vậy, tới đây bạn đã có 38 hợp âm trong giọng C trưởng là: C, F, G, Am, Dm, Em, C#dim, C#dim7, F#M7, G#dim, Dm7-5, Em7-5, Edim7, Bdim, Bm7-5, Bdim7, Am7, Dm7, Em7, C7, E7, G7, Gsus2, Gsus4, G7sus2, G7sus4, G7b9, Ab+, Fm, Ddim, Bb, Gm, Edim, Cadd9, CM7, FM7, G+5, Gm-5.

     

    • Thứ 10: Ngoài ra, còn có thêm hợp âm 6. Hợp âm này có tính chất yêu thương, trìu mến và thường được sử dụng độc lập khi giai điệu của 7 át có nốt 6 và cũng được sử dụng ở điệu thức trưởng để tham gia giải kết. Như vậy, tới đây bạn đã có 39 hợp âm trong giọng C trưởng là: C, F, G, Am, Dm, Em, C#dim, C#dim7, F#M7, G#dim, Dm7-5, Em7-5, Edim7, Bdim, Bm7-5, Bdim7, Am7, Dm7, Em7, C7, E7, G7, Gsus2, Gsus4, G7sus2, G7sus4, G7b9, Ab+, Fm, Ddim, Bb, Gm, Edim, Cadd9, CM7, FM7, G+5, Gm-5, C6.

     

    • Thứ 11: Ngoài các hợp âm nêu trên, bạn cũng cần biết cách sử dụng các hợp âm ở thể đảo vì các hợp âm ở thể đảo giúp các âm Bass của các hợp âm được gần lại với nhau hơn và di chuyển theo lối bước lần quãng hai, quãng ba hòa quyện vào nhau. Có hai loại hợp âm đảo là hợp âm đảo có nốt trong hợp âm và hợp âm đảo không có nốt trong hợp âm nhưng lại có nốt trong âm giai của bản nhạc. Ví dụ của trường hợp hợp âm đảo có nốt trong hợp âm ví dụ trong âm giai Đô trưởng như sau: để di chuyển từ hợp âm Dm qua hợp âm G rồi về hợp âm C thì bạn sẽ dùng hợp âm đảo là: Dm-G/Dm-C. Ví dụ của trường hợp hợp âm đảo không có nốt trong hợp âm nhưng có nốt của âm giai: trong âm giai Đô trưởng thì để di chuyển từ hợp âm F qua hợp âm Em rồi về hợp âm G thì sẽ sử dụng F-Em/F-G.

     

    • Thứ 12: Sau cùng, nhằm mục đích tạo sức hút về hợp âm chủ, bạn cũng sẽ sử dụng thêm hợp âm hai thứ giáng. Ví dụ: trong âm giai Am có hợp âm Bm7-5 là hợp âm 2, nhưng âm Bass của hợp âm này sẽ giáng nửa cung để trở thành hợp âm Bb và Bb7 hay hợp âm BbM7 để hút về hợp âm chủ là Am.

     

    • Các lưu ý khác:

     

    • Khi chọn hợp âm cho bản nhạc, bạn nên ưu tiên chọn các hợp âm chính theo công thức T-S-D trước để có một vòng hòa âm đầy đủ và được củng cố bằng T một lần nữa để khẳng định hợp âm chủ. Sau đó, bạn mới cho xen kẻ các hợp âm phụ vào giữa các hợp âm chính để có sự kết hợp giữa tính chất trưởng và thứ rồi mới đến các hợp âm có tính chất T-S-D khác. Ngoài vòng hợp âm T-S-D-T, cũng còn có những vòng hoà âm khác chỉ gồm hai chức năng như sau: T-S; T-D; S-D; S–T; D–T.

     

    • Nếu có một bản nhạc nào đó mà bạn chưa biết qua thì khi được yêu cầu đệm bản nhạc đó ngay mà không có sự chuẩn bị trước thì ở đoạn phiên khúc A1 bạn cứ bám vào ba hợp âm chính để đệm thì sẽ không bao giờ sai dù đệm như vậy sẽ không hay. Sau đó, đến đoạn phiên khúc A2, đoạn phiên khúc A3 hoặc đoạn điệp khúc B khi bạn đã phần nào làm quen với bản nhạc đó thì bạn sẽ phát triển các hợp âm ra xa hơn qua việc kết hợp các hợp âm chính với các hợp âm bà con, họ hàng có cùng chức năng T – S – D của ba hợp âm chính để tạo sự thay đổi sắc thái và làm phong phú phần mẫu âm hình đệm của bạn.

    Khi buộc phải đoán các hợp âm thì các hợp âm hạ át âm (S) được xem là dễ tìm nhất vì nó có sự nổi bậc, tương phản khác thường so với hợp âm chủ (T) và hợp âm át âm (D). Trong khi đó, các hợp âm chủ (T) và hợp âm át âm (D) thường dễ bị nhầm lẫn với nhau nhất vì âm thanh của chúng khá gần nhau, có độ hút với nhau.

Bài viết này của tôi được viết trên cơ sở dựa vào những kiến thức âm nhạc mà tôi đã được học cũng như những kinh nghiệm tập chơi đàn piano trong nhiều năm qua. Nếu bạn thấy những thông tin chia sẻ của tôi ở trên là hữu ích cho việc học đàn piano của bạn, xin hãy ủng hộ tôi bằng một cú click chuột vào website này nhé www.phuoc-partner.com. Cám ơn bạn rất nhiều và chúc bạn thành công chinh phục loại nhạc cụ khó tính này nhé. Xin chào bạn.