Điệu Slow Pop – âm hình mẫu đệm thường gặp

Slow không phải là một tiết điệu mà chỉ là sự nhanh chậm (tempo) của một tiết điệu nào đó. Ví dụ, điệu Slow Rock có nghĩa là điệu Rock được chơi ở tốc độ chậm. Tương tự, điệu Slow Valse có nghĩa là điệu Valse được chơi chậm lại và nó còn được gọi với một tên gọi khác là điệu Boston. Cũng như vậy, Điệu Slow Soul tức là điệu Soul được chơi chậm lại.

Vì thế, điệu Slow Pop (còn được gọi là điệu 8 Beat Pop hay điệu Slow Ballad) là điệu Pop (với tempo vào khoảng 120) được chơi chậm lại ở tempo khoảng từ 55 – 75, tùy từng bản nhạc. Có thể nói rằng điệu Slow Pop hiện rất phổ biến tại Việt Nam vì hơn 50% các bản nhạc Việt Nam đã sử dụng điệu này.

Mẫu âm hình đệm tiêu biểu của điệu Slow Pop như sau:

Mặc dù điệu Slow Pop có 8 beat (nhịp) và mỗi beat tương ứng với một móc đơn nhưng không phải lúc nào bạn cũng phải chơi đầy đủ 8 móc đơn như vậy. Sẽ tùy vào bản nhạc có giai điệu rời rạc hoặc dày đặc, tùy ở đoạn nhạc nào (đoạn phiên khúc A hay đoạn điệp khúc B) của bản nhạc mà bạn cân nhắc việc lượt bớt hoặc chơi đầy đủ mẫu âm hình đệm sao cho phù hợp nhất.

Ví dụ, nếu giai điệu của bản nhạc khá rời rạc thì bạn nên dùng phần mẫu âm hình đệm có nhiều beat hơn ở những chỗ trống để các beat chen vào các khoảng trống của giai điệu để âm thanh không bị rỗng và ngược lại, khi giai điệu quá dày thì nên cắt bớt beat nào trong âm hình bị trùng âm thanh với phần giai điệu mà làm cho giai điệu không được rõ nét thì sẽ bỏ bớt các beat ở những nơi giai điệu dày đặc đó. Một ví dụ khác, nếu ở đoạn phiên khúc A khi bản nhạc đang mới khởi đầu còn tự sự, chưa đi vào phần cao trào thì mẫu âm hình đệm nên đơn giản để dành chỗ cho mẫu âm hình đệm đầy đủ hơn khi vào phần cao trào của đoạn điệp khúc B đòi hỏi âm thanh phải nhanh và rộn ràng. Do đó, từ mẫu âm hình đệm đầy đủ 8 beat với trường độ 8 móc đơn ở trên, bạn sẽ dùng các mẫu âm hình đệm đơn giản hơn ví dụ như chỉ chơi bốn beat vào đầu của các phách 1, phách 2, phách 3 và phách 4 của ô nhạc; hoặc chỉ chơi ba beat đầu, bỏ beat 4 rồi lại chơi tiếp ba beat 5, beat 6, beat 7 rồi lại bỏ beat 8; hoặc chỉ chơi năm beat đầu rồi bỏ  beat 6, beat 7, beat 8; hoặc chỉ chơi beat 1 và beat 2, bỏ beat 3 và beat 4 rồi lại chơi beat 5, beat 6, rồi bỏ beat 7 và beat 8.     


Bài viết này của tôi được viết trên cơ sở dựa vào những kiến thức âm nhạc mà tôi đã được học cũng như những kinh nghiệm tập chơi đàn piano trong nhiều năm qua. Nếu bạn thấy những thông tin chia sẻ của tôi ở trên là hữu ích cho việc học đàn piano của bạn, xin hãy ủng hộ tôi bằng một cú click chuột vào website này nhé www.phuoc-partner.com. Cám ơn bạn rất nhiều và chúc bạn thành công chinh phục loại nhạc cụ khó tính này nhé. Xin chào bạn.