Mùa hè tràn ngập nắng, gió, bầu trời xanh, mây trắng, cộng với tiếng ve râm ran giữa trưa hè vắng lặng và những chuyến đi xa bên bạn bè và người thân, những đường cong phụ nữ và bikini trên bãi biển, các ly cocktail mát lạnh đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ viết nên những giai điệu nổi tiếng. Nói đến mùa hè mà không có hoa bằng lăng tím, hoa phượng đỏ hay không có cái nắng oi ả và cả những cơn mưa bất chợt thì hẳn chưa phải là mùa hè đích thực. Sau một mùa đông lạnh lẽo rồi đến mùa xuân ẩm ướt, vạn vật dường như trở mình để đón chào sự khô ráo của đất trời, màu xanh ngút ngàn của đồng cỏ, sự tươi mát của những dòng sông xanh. Ở đó, con người cảm thấy như yêu đời và yêu người hơn, muốn được rực cháy cùng những ngày hè với cái nắng gắt và oi bức. Phải chăng chỉ có mùa hè, người nhạc sĩ mới thấy được nhựa sống như căng tràn, để chỉ một giọt mưa hè rơi xuống thôi, mà lộc chồi vươn mình bừng tỉnh.Vì thế, những ca khúc viết về mùa hè cũng thường rộn ràng, sôi động và đầy nhiệt huyết.
Dựa trên cảm xúc đó, tôi đã chuyển soạn piano cho một số ca khúc tiêu biểu cho mùa hè của các tác giả đại diện cho từng thời kỳ. Hy vọng rằng các bạn chơi piano nghiệp dư và các bạn đang theo học piano sẽ có thêm một nguồn tài liệu mới để tham khảo.
- Vào hạ (Lê Hựu Hà) – Rap
Lời bình: Những ngày đầu hạ tới, đi ra đường, tỉ lệ nghe được bài “Vào hạ” của nhạc sĩ Lê Hựu Hà là rất cao, cũng như dịp Tết thế nào cũng có lúc ta nghe được bài “Điệp khúc mùa Xuân” của Quốc Dũng. Và khi những câu hát quen thuộc vang lên: “Trời nhẹ dần lên cao, hồn tôi dường như bóng chim”… thì ta chợt nhớ vậy là tác giả bài hát ấy đã về tới “chốn nao bình yên” của mình đã 15 năm rồi (mất ngày 11-5-2003, vì tai biến mạch máu não). 15 năm ấy, âm nhạc đại chúng ở Việt Nam đã thay đổi rất nhiều nhưng bài “Vào hạ” và nhiều ca khúc nổi tiếng của Lê Hựu Hà vẫn còn đó, cứ được hát, được vang lên rộn ràng…
Cháy bỏng tình yêu đời, yêu ngườiTrong bài “Vào hạ” có một câu hát: “Ta rong chơi phiêu lãng cuối trời/đời bọt bèo phù du kiếp người/dù qua bao nhiêu đắng cay vẫn cười/ vì đời còn mùa hạ tươi vui/ và lòng còn nhiều điều muốn nói…”, tưởng như bâng quơ thôi nhưng qua đó người ta nhớ và liên tưởng đến con đường âm nhạc mà nhạc sĩ Lê Hựu Hà và các đồng môn của mình đã đi, từ thuở ra đời dòng nhạc mang tên Phượng Hoàng khuấy động âm nhạc miền Nam đầu những năm 1970.Bài hát đang rất rộn ràng, đến đây như chùng lại vì một câu suy tư, một lời triết lý rất giản dị về cuộc đời. Chính những suy tư ấy đã làm nên sự khác biệt, làm nên chỗ đứng của Lê Hựu Hà ngay từ khi mới xuất hiện trong giới âm nhạc. Phượng Hoàng là cái tên ban nhạc nhưng bây giờ nhắc tới người ta thường hiểu đó là một dòng ca khúc được Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang viết ra hơn 40 năm trước, cùng với tiếng hát Elvis Phương. Sau này, những bài hát ấy dù được nhiều ca sĩ khác hát lại thì dấu ấn của bộ ba “huyền thoại” kia vẫn khó phai mờ.
Giữa giai đoạn nhạc boléro, nhạc tình vẫn đang là thời thượng, âm nhạc của Lê Hựu Hà như mang tính dự báo, đi trước thời đại. Người ta đang vỗ về an ủi nhau trong những mối tình sướt mướt thì Lê Hựu Hà kêu gọi: “Bạn thân ơi cố gắng yêu thương đời, dù đời không yêu ta hãy cứ yêu thương hoài”… (Yêu người và yêu đời); “Hãy nhìn xuống chân biết bao người khốn cùng, sống đời tối tăm như loài giun” (Hãy nhìn xuống chân); “Hãy vui lên bạn ơi, thời gian chẳng cho ta một giờ để cười” (Hãy vui lên bạn ơi)… toàn là những câu hát cháy bỏng một tình yêu đời yêu người, như thể anh rất sốt ruột với những lâm ly buồn bã xung quanh nên phải tìm cách xốc người ta lên bằng tiết điệu rock với những bài ca thôi thúc như thế.
Như những kẻ lạc thời
Nhưng có vẻ như ngay cả ở giai đoạn nổi tiếng nhất, Lê Hựu Hà và ban nhạc Phượng Hoàng vẫn như những kẻ lạc thời. Họ đi trước thời đại hơi nhanh, khi số đông dường như chưa bắt kịp được với tư duy âm nhạc mới mẻ như thế, trong khi đây lại là loại âm nhạc cần có số đông, hướng tới số đông. Sau này, khi Lê Hựu Hà chuyển hẳn qua viết tình ca cho nhiều ca sĩ hát, có những bài hát trở thành hit (ăn khách) rất đình đám, được đông đảo khán – thính giả biết đến và yêu thích, không biết tâm trạng của ông thế nào, bởi khi ông cần nhiều người nghe nhạc của mình nhất, hình như số đông ấy còn… chưa kịp ra đời.
Dù sao, ở giai đoạn sung sức nhất trong âm nhạc, Lê Hựu Hà đã may mắn có được một tiếng hát như Elvis Phương để truyền tải được những chất ngất, những dồn nén trong tâm tư của mình thể hiện qua từng bài hát. Họ cùng nhau làm nên một thời trong đời sống âm nhạc. Vào những năm sau, khi không còn viết nhạc như thời trong ban Phượng Hoàng nữa, Lê Hựu Hà lại may mắn một lần nữa có được bên mình giọng hát nổi tiếng nhất nhì Việt Nam – ca sĩ Nhã Phương. Nhã Phương đã là nguồn cảm hứng để Lê Hựu Hà viết nên những bài tình ca đẹp nhất một thời: “Hãy yêu như chưa yêu lần nào”, “Chờ một tiếng yêu”, “Vị ngọt đôi môi”… Nhã Phương có đủ độ nồng nàn để những bản tình ca như thế thăng hoa, có lẽ Lê Hựu Hà cũng không cần thêm một Elvis Phương thứ hai, bởi thời thế đã khác, âm nhạc của chính nhạc sĩ cũng đã khác.
Tuy nhiên, bài “Vào hạ”, viết ở giai đoạn cuối thập niên 1980, cho Nhã Phương hát, lại giống như một sự trở về với những âm thanh, tiết tấu và màu sắc âm nhạc của thời Phượng Hoàng, vì thế nó rất khác với những bài Lê Hựu Hà viết ra trong giai đoạn này, đa số là tình ca.
Bây giờ, trong sự trở lại ồn ào của các dòng nhạc thời trước, nhắc tới Lê Hựu Hà có thể cái tên ấy không thời thượng bằng nhiều cái tên khác. Nhưng có lẽ số phận đã an bài cho người nhạc sĩ ấy một cuộc đời, một sự nghiệp như vậy. Một con người đi trước thời của mình và chấp nhận đứng sau vùng sáng của những ngôi sao, để lại những bài hát cho dù tưởng như hồn nhiên vô tư, vẫn không quên gửi gắm trong đó những suy ngẫm của cả một đời nghệ sĩ với nhiều ước vọng còn dang dở…
Nguồn – https://nld.com.vn/van-nghe/nghe-vao-ha-nho-le-huu-ha-20180510211728822.htm
- Hát với chú ve con (Thanh Tùng) – Disco
Lời bình: Hát Với Chú Ve Con được viết năm 1984 về một câu chuyện buồn. Lúc đó nhạc sĩ Thanh Tùng yêu một cô gái rất đẹp nhưng lại có một số phận đau đớn. Vì cuộc sống xô đẩy mà cô ấy trở thành tiếp viên và không còn tin vào tình yêu nữa, dù ông đã rất cố gắng chứng minh điều đó. Rồi sau đó, cô ấy ra nước ngoài đoàn tụ gia đình và mang theo ca khúc Hát Với Chú Ve Con do nhạc sĩ Thanh Tùng viết vội tặng lúc chia tay.Nguồn – https://vangson.info/nhac-xanh/hat-voi-chu-ve-con-thanh-tung.html - Vĩnh biệt mùa hè (Thanh Tùng) – 16 beatLời bình: Nhạc phẩm của cố nhạc sĩ Thanh Tùng khắc họa nỗi buồn hồn nhiên, trong trẻo khi chia xa tình đầu. Thanh Tùng sáng tác ca khúc năm 1992, sau khi đọc kịch bản bộ phim Vĩnh biệt mùa hè, được phóng tác từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Đông Thức. Phim khắc họa niềm vui, nỗi buồn, biến cố của tuổi mới lớn qua câu chuyện của nhóm bạn Hạ, Hân, Hoa, Hằng. Ca sĩ Thanh Lam được đánh giá là người thể hiện thành công nhất bản tình ca nổi tiếng này.
Vĩnh biệt mùa hè là nhạc phẩm tình tứ, hàm súc. Ca từ bài hát tựa như những bài thơ được chép trong lưu bút học trò.
“Mùa hè bâng quơ, bâng quơ nỗi nhớ
Những chiếc lá non vươn trên cành cây khô
Mùa hè bâng khuâng hoài,
Để tim xốn xang hoài
Và lòng ta bỗng như mong chờ bóng ai…”Đoạn nhạc dạo đầu có nhiều quãng lặp, tựa như nhịp chân lững thững bước ngược dòng thời gian. Câu chữ trong sáng tác của Thanh Tùng phảng phất sự bâng khuâng, day dứt. Ông không miêu tả hoa phượng đỏ rực trời, bằng lăng tím ngắt – những hình ảnh quen thuộc của mùa hạ. Ông đặc tả “chiếc lá non vương trên cành cây khô” để khắc họa tâm trạng lưu luyến của cô, cậu học trò.
Qua thời gian, ký ức dần phai màu. Bóng dáng tri kỷ năm xưa vừa thực lại vừa hư ảo, chính nhạc sĩ cũng không thể định hình rõ. Vì vậy, ông dùng “bóng ai” thay vì “bóng em”.
“…Cuộc tình bâng quơ, đến trong ngày bơ vơ,
Gieo bao đớn đau cho tâm hồn ngây thơ
Mùa hè đi qua rồi, tình yêu cũng qua rồi,
chỉ còn nước mắt vương trên bờ môi…”Tình yêu học trò trong sáng nhưng không hề hời hợt, khi đi qua, nó để lại những nỗi đau rất ngọt. Hình ảnh “nước mắt vương trên bờ môi” diễn tả chân thực nỗi xót xa, nghẹn ngào mà ai cũng từng trải qua.
“…Vĩnh biệt mùa hè
mùa hè còn ấm môi hôn ai khi đêm về
Vĩnh biệt mùa hè
mùa hè làm con tim ta biết bao say mê…”Ca khúc là lời tạ từ Thanh Tùng gửi lại “mùa hè năm ấy”, khi con tim lần đầu biết rung động. Quãng thời gian đó không bao giờ trở lại, vì vậy, ông dùng từ “vĩnh biệt” thay vì “tạm biệt”.
“Vĩnh biệt tình đầu
Tình đầu là cơn giông chợt qua mau, qua mau
Vĩnh biệt tình đầu
Tình đầu làm con tim ta đớn đau…”Vĩnh biệt mùa hè diễn tả sự biệt ly một cách nhẹ nhàng, sâu lắng. Ca từ bài hát buồn nhưng không bi lụy, được thể hiện qua giai điệu hồn nhiên, trong sáng. Cuối nhạc phẩm, người nghe có cảm giác mọi day dứt, tiếc nuối, cô đơn chỉ còn phảng phất trong âm thanh của lời “vĩnh biệt”.
Nguồn – https://vnexpress.net/vinh-biet-mua-he-khuc-ca-luu-luyen-tuoi-hoc-tro-3593477.html
- Mong ước kỷ niệm xưa (Nguyễn Xuân Phương) – Pop
Lời bình: Năm 1997 đạo diễn Đỗ Thanh Hải thực hiện bộ phim truyền hình Xin Hãy Tin Em, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Phương được mời sáng tác một ca khúc cho bộ phim. Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Phương đã chắp bút ca khúc Mong Ước Kỷ Niệm Xưa, ca khúc được giao cho nhóm nhạc Tam Ca 3A trình diễn, trở thành nhạc phẩm bất hủ suốt hai thập kỷ rưỡi qua ở Việt Nam. Cho đến nay thỉnh thoảng mở các chương trình truyền hình trên tivi vẫn thấy phát bài này.Nguồn – https://www.otofun.net/threads/mong-uoc-ky-niem-xua-tam-ca-3a-tuyet-pham-bat-hu.1765733/ - Phượng hồng (nhạc Vũ Hoàng, thơ Đỗ Trung Quân) – Slow rock
Lời bình: Bài hát Phượng Hồng được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ theo bài thơ Chút Tình Đầu của thi sĩ Đỗ Trung Quân. Bài thơ Chút Tình Đầu được nhà thơ Đỗ Trung Quân sáng tác năm 1984, còn bài hát được ra đời năm 1988. Ca khúc này đã làm nao nức bao thế hệ học trò từ xưa đến nay … đó khoảng thời gian mà chúng ta không thể nào quên được … nhất là mối tình đầu thời học sinh … Một điều bất ngờ là bài thơ vô cùng lãng mạn về mối tình đầu tuổi học trò này lại được nhà thơ lấy nguồn cảm hứng từ một hình ảnh rất đỗi đời thường.Đó là vào một buổi sáng năm 1984, thi sĩ Đỗ Trung Quân đang ngồi uống cà phê ở quán ven đường thì nhìn thấy người ta đốn bỏ những cây phượng để đề phòng bất trắc trong mùa mưa. Một cô công nhân chạy xe đạp, một người đàn ông chạy xe mobylette cà tàng vội nhặt những cành phượng rơi dắt lên xe và cảm thấy như mình đang chở cả một mùa hạ… Hình ảnh ấy khiến Đỗ Trung Quân bật ra ngay những câu thơ đầy thi vị:Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu.Và ý thơ cứ thế tuôn trào, thành bài thơ gợi kỷ niệm về tuổi học trò với chút tình đầu trong sáng với những kỷ niệm đẹp khó quên!
Nguồn – https://dongnhacvang.com/hoan-canh-sang-tac-bai-tho-chut-tinh-dau-va-ca-khuc-phuong-hong/
- Trả lại em yêu (Phạm Duy) – Boston
Lời bình: Trong các tác phẩm âm nhạc của Phạm Duy viết cho tuổi sinh viên học sinh, có lẽ nhạc phẩm Trả lại em yêu là hay nhất, đậm chất bi thiết nhất về nỗi buồn chia tay của mối tình sinh viên khi người con trai từ biệt người yêu và giảng đường để lên đường nhập ngũ.Bản nhạc được phát hành năm 1972 mùa hè đỏ lửa, khi khắp nơi trên miền Nam tin tức chiến sự dồn dập đăng lên trang đầu của các nhật báo. Và các sinh viên học sinh phấp phỏng lo âu vì lệnh tổng động viên đã ban hành.Tâm hồn của nghệ sĩ nhạy cảm theo với thời cuộc, nhạc sĩ Phạm Duy đã cho ra đời bài ca mà trước khi bước vào quân trường, người lính sinh viên nào cũng đã từng nghe, từng hát và từng nghe tâm hồn mình ray rứt theo từng giai điệu:Trả lại em yêu, khung trời Ðại Học
Con đường Duy Tân cây dài bóng mát
Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát
Vết chân trên đường vẫn chưa phai nhạtNiềm chia ly nào cũng buồn, và càng buồn hơn khi còn đang đi học mà phải trả lại cho người yêu khung trời Đại học. “Con đường Duy Tân cây dài bóng mát” từ khi đi vào âm nhạc đã trở thành con đường học trò, con đường kỷ niệm và đã gây thắc mắc cho nhiều người tự hỏi con đường Duy Tân là con đường nào? Đó là con đường Phạm Ngọc Thạch ngày nay, so với các con đường đẹp của Sài Gòn thì đường Duy Tân hồi ấy chưa đẹp, chưa “cây dài bóng mát” lắm đâu, nhưng nhờ ngón tay phù thủy âm nhạc của Phạm Duy mà con đường này được nhiều người biết đến.
Trả lại em yêu, khung trời mùa Hạ
Ngọn đèn hiu hiu nỗi buồn cư xá
Vài giọt mưa sa hôn mềm trên má
Tóc em thơm nồng, dáng em hiền hòạGiai điệu buồn, chậm rải và ca từ thì từng lời từng câu như thơ. Ngọn đèn hiu hiu và “nỗi buồn cư xá” nhạc sĩ đã đưa cách sử dụng ngôn ngữ đến thần tình thi sĩ khi ghép lại cụm từ này với nhau.
Anh sẽ ra đi về miền cát trắng
Nơi có quê hương mịt mù thuốc súng
Anh sẽ ra đi về miền mênh mông
Cơn gió Cao Nguyên, từng đêm lạnh lùngAnh sẽ ra đi nặng hành trang đó
Ðem dấu chân soi tuổi đời ngây thơ
Ðem nỗi thương yêu vào niềm thương nhớ
Anh sẽ ra đi chẳng mong ngày về.Cung bậc được vút cao thổ lộ nỗi buồn ngày mai anh sẽ về một nơi nào đó mịt mù thuốc súng. Là miền thùy dương cát trắng hay cao nguyên giá lạnh cũng đều về miền mênh mông khi anh đã bỏ lại sau lưng tuổi đời ngây thơ và có điều bi thiết là “ Anh sẽ ra đi chẳng mong ngày về” Đó là một viễn cảnh của “cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” xưa nay những người chinh nhân ra chiến trường mà có được mấy người sống sót quay trở về!
Trả lại em yêu con đường học trò
Những ngày Thủ Ðô tưng bừng phố xá
Chủ nhật uyên ương, hẹn hò đây đó
Uống ly chanh đường, uống môi em ngọtVẫn điệp khúc Trả lại em yêu từng con đường từng kỷ niệm, những ngày phố xá bình yên những lần hò hẹn đưa đón. Câu: Uống ly chanh đường/ uống môi em ngọt được chúng tôi truyền miệng bắt đầu từ đó khi cho là Phạm Duy đã truyền khẩu được một câu thần khẩu để cho giới sinh viên học sinh ngưỡng mộ lấy làm câu ghi vào trong trí nhớ cũng như trong bộ sưu tập những câu thơ, lời nhạc hay nhất thế kỷ!
Trả lại em yêu mối tình vời vợi
Ngôi trường thân yêu, bạn bè cũ mới
Ðường buồn anh đi bao giờ cho tớỉ
Nỗi đau cao vời, nỗi đau còn dàiTrả lại em yêu! Trả lại em yêu!
Mây trời xanh ngát…Và ngày mai anh đi, mối tình trở nên vời vợi cùng ngôi trường sẽ trở thành mông lung ký ức. Ngày mai anh đi, lao vào con đường biết bao giờ cho tới, như dự cảm về nỗi buồn chiến chinh mà tuổi thư sinh lớp lớp ra đi còn mơ hồ chưa hiểu lý tưởng là gì. Chỉ biết là nỗi đau khi xa khung trời Đại học của mình cao vời lắm, còn dài lắm.
Trả lại em yêu! Mây trời xanh ngát…
Tôi đã nghe bản nhạc này mùa Hè năm đó khi còn là học trò, khi tuyệt phẩm này mới thịnh hành, Xen lẫn với tâm trạng lo âu cho một ngày mai biết đâu mình cũng “Anh sẽ ra đi nặng hành trang đó” là lòng xót xa cho những đôi tình nhân phải chia tay nhau như chuyện tình trong bài ca này.
Qua hơn 40 năm, khi nghe lại bài Trả lại em yêu. Lạ lùng thay Mây trời vẫn xanh ngát!
Nguồn – https://nhaxua.net/pham-duy-voi-con-duong-duy-tan-cay-dai-bong-mat/
- Vùng lá me bay (Anh Việt Thanh) – BoleroLời bình: Ca khúc Vùng Lá Me Bay được nhạc sĩ Anh Việt Thanh sáng tác trước năm 1975 và ca sĩ Giao Linh thu âm đầu tiên. Trong gần 50 năm qua, ca khúc này đã mang một số mệnh đặc biệt.
Khoảng đầu thập niên 1990, Vùng Lá Me Bay được một số ca sĩ hải ngoại nổi tiếng thu âm lại, như Tuấn Vũ, Thanh Tuyền, Phương Dung… Nhưng cũng từ đó bài hát đã bị lọt thỏm giữa hàng ngàn ca khúc nhạc hải ngoại khác và chưa bao giờ được xếp vào danh sách top những ca khúc nhạc vàng được yêu thích nhất, cho đến năm 2011. Đó là năm Như Quỳnh phát hành solo album mang tên Lạ Giường, và bài hát được yêu thích nhất trong CD này là Vùng Lá Me Bay.
Đó là sự trở lại đầy ngoạn mục của bài hát này, khi mà từ đó cho đến vài năm sau này, Vùng Lá Me Bay được số lượng lớn khán giả trong nước lẫn hải ngoại yêu thích và tìm nghe. Sự thành công của Vùng Lá Me Bay có thể được giải thích là nhờ giọng hát ngọt ngào của Như Quỳnh rất thích hợp với tâm trạng của bài hát vốn có lời đã rất hay này. Giọng hát hay, bài hát hay, hoà âm hay cộng thêm một chút may mắn, Vùng Lá Me Bay phiên bản Như Quỳnh đã thành công rực rỡ.
Nguồn – https://nhacvangbolero.com/nhung-cam-xuc-ve-ca-khuc-hien-tuong-vung-la-me-bay-nhac-si-anh-viet-thanh-ca-si-nhu-quynh/
- Trường cũ tình xưa (Duy Khánh) – HabaneraLời bình: Trong nhạc vàng, ca khúc về tuổi học trò là chủ đề quen thuộc với nhiều ca khúc nổi tiếng. Bởi vì ai cũng có một trường cũ để về thăm lại, bâng khuâng sống lại thời hoa niên áo trắng học trò, thời hoa mộng nhất và đẹp nhất trong đời. Ca – nhạc sĩ Duy Khánh có thể xem là tên tuổi nổi bật nhất của dòng nhạc vàng, cũng đã để lại cho 2 ca khúc học trò đều rất được yêu thích, đó là Mùa Chia Tay và Trường Cũ Tình Xưa. Trong đó ca khúc Trường Cũ Tình Xưa được biết đến rộng rãi hơn.
Trường Cũ Tình Xưa là nỗi lòng nhớ tiếc thuở học sinh vô tư còn cắp sách đến trường, với nhiều kỷ niệm tuổi thư sinh chỉ mới vừa biết mến lá sân trường đã phải giã từ tuổi hoa niên để xếp bút nghiên ra đi theo tiếng gọi núi sông, bỏ lại tình xưa và trường cũ.
Khi đã vᴜi bước sônɡ hồ, có mấy ɑi dễ qᴜên được trườnɡ cũ tình xưɑ. Hôm nɑy ɡhé bước nɡɑnɡ về thăm trườnɡ mà lònɡ xɑᴏ xᴜyến trước nhữnɡ vᴜônɡ cỏ hẹn xɑnh mướt ɡóc sân trườnɡ. Theᴏ bónɡ thời ɡiɑn vô tình lướt trôi, mái nɡói cổ rêᴜ ρhᴏnɡ, tườnɡ vôi nhạt ρhɑi bónɡ mờ năm thánɡ.
Hôm nɑy tôi trở về thăm trườnɡ cũ Nhiềᴜ nét đổi thɑy tườnɡ mái rêᴜ mờ Bên hiên hằnɡ ɡiờ tìm nhữnɡ bạn xưɑ Mɑy rɑ có còn đôi đứɑ Vẫn yên vᴜi sốnɡ đời học trò.. Về thăm trườnɡ cũ mà nɡỡ mình vẫn là ɑnh học trò nɡày xưɑ củɑ trườnɡ cũ, bên hiên tìm lại hình ảnh củɑ bạn bè, khônɡ biết là có.
Bâng khuâng đợi chờ người sao chẳng đến? Hỏi lá hỏi hoa chỉ thấy im lìm Cây dương đầu trường còn khắc hàng tên Hoa leo phũ phàng đan kín Tiếng ve ru nghe gợi buồn thêm.
Về lại trường cũ trong tâm thức nửa mơ nửa thực của gã thư sinh chưa rời bàn ghế nhà trường. Để khi đứng lại một mình bên hành lang lộng gió, ngơ ngẩn trách người sao chẳng đến? Rồi chợt bừng tỉnh cơn mê nhận ra rằng có ai hẹn với ai đâu mà chờ?
Tiếng đùɑ vui củɑ bạn bè đã khuất cuối hàng cây lặng lẽ, chỉ còn đây một người học trò cũ đɑng chuyện trò với lá và hoɑ, nhưng vì sɑo hoɑ lá nỡ thản nhiên vô tình im lìm trước tâm tình củɑ người trở lại? Cây dương già đầu trường còn khắc hàng tên ngày nào, dấu khắc đã thành vết sẹo trong tim ɑnh học trò đứng trước sân trường nhói thương thời dĩ vãng. Hoɑ leo đɑn kín như lớp bụi thời giɑn phũ phàng phong kín. Ở đâu đó từ ngày xưɑ hɑy hiện tại? tiếng ve thương tâm cất lên chạnh lòng người đi xɑ trở về thăm chốn cũ.
Bạn cũ xɑ rồi, có người về đất buông xuôi Năm bɑ đứɑ bạt phương trời Hɑi thằng chờ đầu quân năm tới.. Ve ơi, hát gì điệu nhạc lâm ly Khóc người biền biệt sơn khê Cố nhân đi bɑo giờ mới về? Tiếng ve ru còn đó, trường cũ còn đây mà bạn cũ xɑ rồi. Có người còn phiêu bạt bốn phương trời, có người chờ khoác chinh y, nhưng cũng có người đã nằm sâu dưới đất lạnh, nghe mà buồn thê lương quá. Bạn bè mỗi đứɑ mỗi nơi mỗi phương trời xɑ biệt, chỉ có tiếng ve là mãi còn ở lại, mỗi mùɑ hè cất lên tiếng lâm ly, tiếng ve là cung thương ru hồn luyến tiếc, là điệu nhớ cho người còn biền biệt núi sông xɑ cách, là bài cɑ năm tháng muôn thuở thương hoài cố nhân.
Hôm nay trở lại nhiều khuôn mặt mới Thầy đó trường đây bạn hữu đâu rồi? Bao nhiêu kỷ niệm hoa bướm ngày thơ Vang trong nỗi niềm nhung nhớ Có ai đi thương về trường xưa?
Về lại trường xưa, thầy còn đó trường đây nhưng không còn ban cũ nữa. Nỗi niềm nhung nhớ đã trở thành cung bậc sầu thương cho tuổi học trò mãi đẹp theo năm tháng, và tiếng hát kỷ niệm mãi vấn vương hình bóng của ngày thơ vang vọng hoài cho những ai ra đi mà không khỏi thương nhớ về trường xưa?
Nguồn – https://nhacvangbolero.com/cam-nhan-ve-ca-khuc-hoc-tro-truong-cu-tinh-xua-cua-nhac-si-duy-khanh/
- Hoa học trò (Anh Bằng) – Bosanova
Lời bình: Bài thơ “Hoa Học Trò” của thi sĩ Nhất Tuấn được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc vào năm 1965. Trong một dịp nói chuyện về bài thơ “Hoa Học Trò”, ông kể lại như sau:“Tôi làm bài thơ Hoa Học Trò vào thập niên 1960. Thành thật mà nói, tôi bị ảnh huởng bởi mấy câu thơ của nhà thơ đàn anh, thi sĩ Nguyễn Tố, đại khái là tôi thích mấy câu lục bát này của Nguyễn Tố như sau:“Nàng rằng hoa rụng mình ơi
Nhặt cho đầy giỏ rồi chơi vợ chồng
Thế mà khi tới loan phòng
Thì ai tôi có là chồng nàng đâu…”Và tôi làm bài thơ của tôi khi nhớ lại là cái thuở ngày xưa còn bé cũng chơi với mấy đấng bạn nhi đồng nam nữ xoa hoa dâm bụt, hoa phượng vào má nhau cho đỏ cho đẹp như cô dâu ngày đám cưới. Chỉ có vậy thôi. Rồi cái số của tôi là, ngay từ những bài thơ đầu, tự dưng ưa làm thơ mà nhiều xui xẻo khi vào đoạn kết những bài thơ, để cho có vẻ lâm li bi đát buồn vơi trong các tập “Truyện Chúng Mình” của những ngày xa xưa đó lại có bài thơ “Hoa Học Trò”
Có thể nói, nhạc phẩm Hoa Học Trò là một sáng tác nổi tiếng khiến cho bất kỳ ai từng bước qua những tháng ngày học trò cũng sẽ nao nao nhớ về những với kỳ niệm mênh mông: là sân trường thênh thang, hành lang dạo bước, từng chùm hoa phượng vỹ đỏ rực trên mái đầu và dưới từng bước chân, là mối tình đơn sơ mà tha thiết ngày xưa…
Lời nhạc như những tiếng ngân vang thật xa vào tâm trí của người mang kỷ niệm, với nỗi lo lắng thơ ngây khi nghĩ đến sự chia cách vào một ngày nào đó trong tương lai:
“Lên trời hai đứa hai nơi
Thôi em chỉ muốn làm người trần gian”“Rưng rưng” màu phượng nở huy hoàng, nhưng:
“Bây giờ tìm kiếm em đâu
Bây giờ chỉ thấy thương đau…”Mùa hè, mùa thi, mùa chia ly…
Lòng có đang thầm hỏi người xưa: “Bây giờ, còn nhớ hay không…”
Nguồn – https://dongnhacvang.com/ve-ca-khuc-hoa-hoc-tro-cua-thi-si-nhat-tuan-va-nhac-si-anh-bang/
- Lời yêu thương (Irving Louis Burgie, lời Việt: Đức huy) – ChachachaLời bình: Jamaica Farewell (Tạm biệt Jamaica – 1957) là một bài hát dân ca Jamaica về những nét đẹp của quần đảo Caribbean ở Châu Mỹ La Tinh. Lời bài hát được viết bởi Lord Burgess (Irving Burgie). Ông sinh ra ở Brooklyn, New York vào năm 1926.‘Jamaica Farewell’ gắn với tên tuổi ca sĩ Harry Belafonte vì ông là người đầu tiên hát nó. Belafonte cũng cho rằng bài hát này đã phổ biến ở các đảo Tây Ấn Độ trước khi được Burgess biên soạn lại.
Vào thập niên 1990, Nhạc sĩ Đức Huy đã viết lời Việt cho ca khúc này. Lời yêu thương ra đời và đã chinh phục nhiều thế hệ người yêu nhạc Việt Nam trong gần hai thập kỷ qua. Đặc biệt, câu hát “Anh muốn được cùng em về vùng biển vắng, mình sẽ sống những ngày hè nhuộm nắng” ngày trước đã được vô số chàng trai hát để tỏ tình với người mình yêu ..
Nguồn – https://vangson.info/nhac-ngoai-loi-viet/loi-yeu-thuong-nhac-jamaica-loi-viet-duc-huy.html
Nếu bạn cảm thấy những thông tin mà tôi chia sẻ ở trên có ích cho việc học đàn piano của bạn, hãy ủng hộ tôi bằng cách nhấn chuột vào trang web www.phuoc-partner.com. Côi rất cảm kích và chúc bạn thành công trong việc khám phá loại nhạc cụ khó tính này. Chào bạn!