-Advertisment-spot_img
27 C
Ho Chi Minh City
Trang Chủ Sở Thích Âm Nhạc 10 sheet nhạc piano tiêu biểu về mùa thu

10 sheet nhạc piano tiêu biểu về mùa thu

6632

Có đủ bốn mùa trong âm nhạc nhưng mùa thu vẫn là mùa để lại những nét nhạc thắm sâu và thiết tha nhất và nhận được sự ca tụng và đồng cảm nhiều nhất của giới văn nghệ sĩ. Đó là vì mùa thu là mùa của thời tiết lãng mạn trữ tình của thiên nhiên, mùa của lá vàng rơi, của nỗi buồn, của sự chia tay buồn bã, của những mối tình dang dở, đó cũng chính là lúc mà lòng người dậy lên nhiều xúc cảm. Và hơn hết, người ta lại đi tìm sự đồng điệu trong âm nhạc với những giai điệu lắng sâu … và bởi vậy, những ca khúc tuyệt phẩm được các tác giả sáng tác theo chủ đề mùa thu cũng là tiếng lòng của nhiều thế hệ tình yêu và đều lay động lòng người cũng như dễ dàng được đón nhận ở mọi thế hệ. Trong cái nắng nhẹ nhàng như tơ, trong không gian màn sương giăng kín lối, gió heo may và lá khởi sắc vàng và hương hoa nồng nàn… những ký âm dịu êm, trong trẻo đã được gieo lên trên từng khuông nhạc. Và với sự kết hợp ca từ tài tình của người nhạc sĩ, những ca khúc dịu dàng, thiết tha mang nét đặc trưng của mùa thu đã tìm đến và ở lại trong tâm tư bao người và đã có nhiều ca khúc đã trở thành bài hát yêu thích của nhiều thế hệ.

Dựa trên cảm xúc đó, tôi đã chuyển soạn piano cho một số ca khúc của các tác giả mà đã được đánh giá là có tính chất tiêu biểu, đại diện cho từng thời kỳ, từng hoàn cảnh đồng thời có tính điển hình, độc đáo và sáng tạo, đã được thử thách qua thời gian và đã được sống mãi trong lòng mọi người với những dấu ấn về thẩm mỹ nghệ thuật sâu sắc. Hy vọng rằng các bạn chơi piano nghiệp dư và các bạn đang theo học piano sẽ có thêm một nguồn tài liệu mới để tham khảo.

  1. Thu ca (Phạm Mạnh Cương) – Tango

    Lời bình: Trong cuộc đời và sự nghiệp có rất nhiều đóng góp cho nền âm nhạc miền Nam của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương, người ta vẫn nhớ nhiều nhất đến bài hát Thu Ca, được ông sáng tác từ năm 1953, là một trong những bài tango nổi tiếng nhất của nhạc Việt. Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương từng kể rằng từ thời học trung học ở Huế, ông đã rất mê nhạc tình ca lãng mạn, đặc biệt là những bài hát như Thu Quyến Rũ hay Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay, và những sáng tác sau này của ông có chút gì đó ảnh hưởng từ Đoàn Chuẩn. Từ đầu thập niên 1950, khi Phạm Mạnh Cương còn là một cậu học trò xứ Huế đã được thưởng thức những tuyệt phẩm viết về mùa thu ở Hà Nội của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn qua làn sóng điện. Đến năm 1953, khi có dịp ra đến Hà Nội, cảm xúc về nét đẹp của mùa thu nơi đây, nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương đã sáng tác ca khúc có thể xem là nổi tiếng nhất sự nghiệp của mình: Thu Ca.Theo nhạc sĩ kể lại, sau khi đậu tú tài 2 năm 1953 tại Huế, ông ra Hà Nội theo học trường Cao đẳng sư phạm và Văn khoa. Tháng 8 trong cùng năm đó, ông đáp chuyến bay của Air Vietnam ra xứ Bắc. Chuyến xe từ sân bay về nơi trọ học có đi ngang qua trường nữ sinh Trưng Vương trên phố Hàng Bài. Đó là một chiều chớm thu trời buồn man mác, Phạm Mạnh Cương nhìn thấy được hình ảnh tan trường rất đẹp trước cổng trường nữ sinh, với các cô tiểu thư khuê các xứ Hà thành trong áo dài khăn voan nhẹ nhàng khoan thai, 2 tà áo bay theo gió heo may se lạnh của mùa thu Hà Nội, trong đầu chàng nhạc sĩ đa cảm bật lên một giai điệu: Lạnh lùng sương rơi heo may Buồn ngơ ngác bóng chim bay Mây tím giăng sầu đó đây…Đó là ngôi trường nữ sinh Đồng Khánh nổi tiếng của Hà Nội được thành lập từ năm 1917, là trường duy nhất của toàn miền Bắc chỉ dành tiêng cho nữ sinh tới cấp trung học. Đến năm 1948 đổi tên thành Trưng Vương và vẫn giữ tên này cho đến ngày nay.

    Ngày đi chiều mang sầu tới Làn sương chiều thu lả lơi Tiếng mưa rơi đều trên lối Chiều về gieo thương với nhớ Lòng người lữ thứ bơ vơ Nghe lá hoa rụng xác xơ

    Chiều thu về đây lạnh lẽo Mà sương chiều rơi hắt hiu Gió xa đưa nhẹ tiếng tiêu… Bài hát Thu Ca là nỗi niềm của một cậu học trò lần đầu tiên cách xa quê nhà, thấy lòng bơ vơ trong một khung cảnh thu buồn với lá hoa rụng xác xơ vào một buổi chiều lạnh lẽo và hiu quạnh.

    Bước phiêu lãng trên vùng đất lạ, đi ngang qua trường nữ sinh, người lữ thứ chợt bâng khuâng khi nhìn thấy những tà áo nữ sinh nhẹ rung trước cơn gió thoảng, môi người thiếu nữ cười thắm như cánh hoa đào, chạnh nhớ về hình bóng cũ đã mờ xóa theo tháng ngày: Nhớ ai chiều thu Nhìn bao lá úa rơi đầy lối Nhẹ rung tà áo Làn môi cười thắm như cánh hoa đào

    Cách xa vì đâu! Dù bao lần lá hoa phai màu Rung chi cành hoa lá Khi tà dương đã khuất non xa Mầu chiều thu reo lá úa Buồn se sắt nhớ thu xưa Tôi biết em chiều gió mưa

    Người đi về đâu ngàn lối Màu hoa chiều thu úa phai Xót xa cho lòng tê tái Ngập ngừng sương rơi non xa Chiều thu giăng lối cô đơn Nghe tiếng mưa sầu chứa chan Mà bóng chiều phai vàng úa Mờ xóa tình quen biết nhau Trách chi cho lòng đớn đau

    Nhịp Tango dìu dặt của bài hát phù hợp với tâm trạng khắc khoải bâng khuâng của nhân vật, dễ nhận được sự đồng cảm và sự đón nhận của người nghe. Thành công của ca khúc Thu Ca trong gần 70 năm qua có lẽ là vì đã mô tả tâm trạng của một người tha hương cô độc mà hầu như ai trong chúng ta cũng một vài lần đã trải qua, cùng với việc khắc họa được những nét đặc trưng của mùa thu: buồn nhưng thật đẹp. Nét đẹp thuần mộc của cảnh quan, kết hợp với tâm sự lữ thứ, đã làm rung động bao trái tim người nghe nhạc
    Nguồn – https://nhacxua.vn/hoan-canh-sang-tac-bai-thu-ca-nhac-si-pham-manh-cuong-tuyet-pham-tango-kinh-dien-cua-nhac-viet/

  2. Ngàn thu áo tím (Nhạc Hoàng Trọng, lời Vĩnh Phúc) Valse

    Lời bình: Nhạc sĩ Hoàng Trọng (1922- 1998) là một trong những tên tuổi lớn nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm 1975, được các nhạc sĩ và giới hâm mộ đương thời phong là “Ông vua tango”. Có thể nói không ai sáng tác nhạc tango nhiều và hay như Hoàng Trọng. Tuy nhiên ông cũng viết nhiều ca khúc nổi tiếng có điệu nhạc khác, điển hình là điệu Valse trong bài Ngàn Thu Áo Tím, với lời nhạc rất hay của nhà thơ Lưu thị Vĩnh Phúc. Một bài hát có giai điệu nhịp nhàng, có nội dung là một bức tranh lãng mạn, bao trùm bởi màu tím…Ngày xưa xa xôi em rất yêu màu tím Ngày xưa vô tư em sống trong trìu mến Chiều xuống áo tím thường thướt tha Bước trên đường gấm hoa Ngắm mây chiều lướt xa Từ khi yêu anh, anh bắt xa màu tím Sầu thương cho em mơ ước chưa kịp đến Trời đã rét mướt cùng gió mưa Khóc anh chiều tiễn đưa Thế thôi tàn giấc mơ…Mở đầu vào bài hát là chuyện ngày xưa có người con gái rất yêu áo dài màu áo tím, màu áo mộng mơ và cũng là đồng phục của các trường nữ trung học thời xưa. Chỉ có áo dài tím mới thướt tha bay bay đôi tà áo, mới tôn thêm vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam, và làm rung cảm biết bao nhiều người trước vẻ đẹp thanh tao đài các, đã tạo nên cảm hứng thi văn nhạc học cho các văn nhân nghệ sĩ.Nàng con gái tuổi mới lớn trong bài hát luôn yêu màu tím của thuỷ chung, cũng là màu của áo học trò, của tuổi vô tư bước trên đường gấm hoa. Ở cái tuổi mới biết mộng mơ “Ngắm mây chiều lướt xa”, cô gái nhìn nơi đâu cũng chỉ có toàn một màu hồng mơ ước. Nhưng từ khi yêu anh, anh cho màu tím là màu buồn của biệt ly nên bắt em “xa màu tím”. Nhưng thật oái ăm, anh không thích màu tím chia ly, nhưng lại là người làm nên sự chia ly khi mơ ước của em còn chưa kịp đến. Ông trời cũng động lòng nên làm rét mướt gió mưa trong chiều em khóc tiễn đưa anh: Khóc anh chiều tiễn đưa. Thế thôi tàn giấc mơ

    Giấc mơ mới chớm đã vội tàn, và người em áo tím hồn nhiên ngày xưa, bây giờ phải khóc tiễn một người đi: Anh xa xôi bóng mưa giăng mờ lối Anh xa xôi áo bay trong chiều rơi Anh xa xôi áo ôm tim lẻ loi Tím lên khung trời nhớ nhung đầy vơi

    Mưa rơi rơi bóng anh như làn khói Mưa rơi rơi bóng anh xa ngàn khơi Mưa rơi rơi có hay chăng lòng tôi Có hay bao giờ bóng người yêu tới. Bóng mưa giăng mờ lối anh rồi, áo tím bay lặng lẽ trong chiều rơi, áo tím ôm trái tim em lẻ loi. Từng chuỗi điệp từ “anh xa xôi” được lặp lại, bàng hoàng xót xa nhận ra khi anh mới đó thôi đã xa xôi rồi, thì khung trời ngày xưa chỉ còn là kỷ niệm, là khung trời tím buồn nhớ nhung một mình em đếm bước lẻ loi với niềm đau tan vỡ mộng ngày nao chung đôi. Trời vẫn mưa rơi rơi như là đồng lõa với nỗi buồn, gợi nhớ diết da “bóng anh như làn khói”, “bóng anh xa ngàn khơi”. Mưa rơi rơi có hay tâm sự lòng em đầy vơi nhớ nhung trong tiếng mưa mong chờ người yêu tới. Mưa thường gieo u buồn mỗi khi tâm trạng đang bình yên, huống chi là khi lòng người đang âu sầu thương nhớ người yêu, nghe

    Từ khi xa anh em vẫn yêu và nhớ Mà sao anh đi đi mãi không về nữa Một bóng áo tím buồn ngẩn ngơ Khóc trong chiều gió mưa, Khóc thương hình bóng xưa

    Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím Ngàn thu đau thương vương áo em màu tím Nhuộm tím những chuỗi ngày vắng nhau Tháng năm càng lướt mau Biết bao giờ thấy nhau. Em yêu màu áo tím nên lòng em thủy chung từ khi xa anh, em vẫn yêu và nhớ. Áo tím mơ mộng ngày xưa bây giờ thành áo tím buồn ngẩn ngơ ”khóc trong chiều gió mưa” từ khi xa anh mưa gió cũng theo về. Mưa ngoài trời hay mưa trong lòng người ở lại: “Khóc thương hình bóng xưa”, khóc tình duyên bẽ bàng mơ ước vừa mới chớm thì như hoa khi mới nở đã vội tàn. “Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím” là câu hát không êm đềm nhẹ nhàng như tiếng mưa rơi, mà như âm thầm xoáy vào tâm cảm người nghe bởi hai từ “ngàn thu”. Là mãi mãi mưa buồn rơi trên áo em. Là mãi mãi đau thương vương áo em. Người ra đi biết ngày nao mới trở lại. Biết bao giờ thấy nhau… Nên màu áo tím em mãi: Ngàn thu buồn, ngàn thu nhung nhớ…

    Nguồn – https://nhacvangbolero.com/cam-nhan-am-nhac-ngan-thu-ao-tim-hoang-trong-vinh-phuc-tu-khi-yeu-anh-anh-bat-xa-mau-tim/

  3. Thơ tình cuối mùa thu (Phan Huỳnh Điểu, thơ Xuân Quỳnh) – Rumba

    Lời bình: “Thơ tình cuối mùa thu” là một trong những ca khúc phổ thơ thành công của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và được nhiều người yêu thích.Tuy nhiên, có một từ mà nhiều ca sĩ đã thể hiện khác nhau: “Mùa thu vào hoa cúc”, “Mùa thu vàng hoa cúc” và “Mùa thu và hoa cúc”. Tùy vào sự lựa chọn, ai cũng cho mình có lý và tạo ra sự tranh luận với nhiều ý kiến.Muốn giải quyết vấn đề này, cách tốt nhất mà cũng cần thiết, hợp lý nhất là ta phải xét từ văn bản thơ của nhà thơ Xuân Quỳnh, bởi nhạc sĩ đã phổ nhạc từ đó. Căn cứ vào tập sách “Xuân Quỳnh – Cuộc đời và tác phẩm” (NXB Hội Nhà văn – 2003), trang 25 có đoạn: Cuối trời mây trắng bay/ Lá vàng thưa thớt quá/ Phải chăng lá về rừng/ Mùa thu đi cùng lá/ Mùa thu ra biển cả/ Theo dòng nước mênh mang/Mùa thu vào hoa cúc/Chỉ còn anh và em…

    Ta hãy xét từng câu: Vào thu mây trắng bay và lá vàng thưa thớt, tức lá đã rụng nhiều. Thử hỏi, lá rụng về đâu? Tác giả cũng phân vân nên nghi vấn, có thể “lá về rừng”. Từ “về” là chỉ sự quay trở lại vị trí cũ. Lúc đó, mùa thu đi theo cùng lá về rừng nhưng không chỉ có thế, vì thế, mới có câu kế là “Mùa thu ra biển cả”. “Ra” trong ngữ cảnh là chỉ sự di chuyển từ trong ra ngoài, ở đây có thể mùa thu ra biển cả bằng cách theo dòng nước mênh mang. Những câu thơ này dù tài hoa nhưng cũng bình thường, phải chờ đến câu cuối mới là sự độc đáo, tài tình và mới lạ: “Mùa thu vào hoa cúc”. So với điểm xuất phát thì “vào” là di chuyển vào vị trí phía trong, bấy giờ mùa thu đã ở trong hoa cúc. Một cách ẩn dụ đầy chất thơ và gợi cảm.

    Qua các trích dẫn này, ta thấy, tùy vào sự vật mà các động tác diễn ra khác nhau, đó là “về”, “ra” và cuối cùng là “vào”. Các từ được sử dụng hợp lý và không lặp lại. Và cái sự “vào” cuối cùng của mùa thu mới có tính khái quát nhất khi tác giả đã chọn lấy hoa cúc.

    Với cúc, từ ngàn xưa đến nay, nó đã trở thành biểu tượng của loài hoa rất đẹp nở vào mùa thu. Không những thế, còn có hàng loạt từ liên quan đến hoa cúc để nói về mùa thu như “cúc nguyệt” là tên chỉ tháng tám âm lịch, lúc hoa cúc nở. Hoa cúc vàng rực, cái màu vàng này nói như nhà thơ Tế Hanh “Hoa cúc vàng như nỗi nhớ day dưa”; và cũng màu vàng thương nhớ đó, nhà thơ Bích Khê lại gọi Hoàng hoa: “Vàng phai nằm im ôm non gầy/ Chim yên neo mình ôm xương cây”; ngay cả “Vàng sao nằm im trên hoa gầy/ Tương tư người xưa thôi qua đây” thì vàng phai, vàng sao cũng đều chỉ hoa cúc nở lúc vào thu. Do đó, khi Xuân Quỳnh viết: “Mùa thu vào hoa cúc” là câu thơ đạt đến “ý tại ngôn ngoại” nhằm chuyển tải cung bậc của tình cảm nhớ nhung nên chọn hoa cúc là vậy, chỉ hoa cúc chứ không là hoa gì khác. Vậy nên, từ “vào” cực kỳ đắc địa, nói cách khác nó chính là “nhãn tự” của bài thơ.

    Nếu, thay “vào” bằng “và” thì quá ngớ ngẩn vì không hiểu giữa hoa cúc và mùa thu là một, chứ không phải cả hai là sự vật có tính cách riêng biệt để rồi cần kết hợp nhau bằng từ và. Nếu, thay “vào” bằng “vàng” thì cũng tệ hại nốt, bởi khi nói “Mùa thu vàng hoa cúc” chỉ là miêu tả sự việc một cách đơn giản, “thấy sao nói vậy” chứ nó không mang sự đa nghĩa như từ “vào” vừa phân tích. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu khi phổ thơ đã đồng cảm với nhà thơ và giữ đúng từ “vào”.

    Nguồn – https://nld.com.vn/van-nghe/ve-ca-khuc-tho-tinh-cuoi-mua-thu-mua-thu-va-vao-hay-vang-hoa-cuc-2020112821190433.htm

  4. Mùa thu cho em (Ngô Thụy Miên) – Bosnova

    Lời bình: Đất trời chuyển mình vào thu, tạm biệt những cơn giông và cái nắng hạ vàng như mật. Mùa thu tới nhịp sống như khoan thai, để con người tận hưởng khoảnh khắc chuyển giao tuyệt vời của tạo hóa. Lắng nghe một bản nhạc nhẹ nhàng như ánh nắng mùa thu, cảm xúc của ta như chậm lại sau những bước chân và nhịp đời vồn vã.Ngô Thụy Miên là một nhạc sĩ tình ca với những bản tình ca bất hủ. Nhạc của ông là những cảm nhận đẹp đẽ tinh tế ông gửi theo làn gió thu heo may dịu dàng, những con đường ngập lá vàng rơi hay cả khúc yêu thương của những trái tim còn đang ngây ngất bởi sắc thu lời nhắn nhủ đánh thức cảm xúc của người nghe.Đó chính là những giai điệu âm thanh tuyệt vời mà ca khúc “Mùa thu cho em” gửi gắm. Lời ca bay bổng, hình ảnh lãng mạn, giai điệu ngọt ngào mang âm hưởng của những năm 70 là lời nhắc tới người nghe thu đã sang rồi.Khi nhắc tới mùa thu, người ta thường liên tưởng tới bầu trời với những đám mây màu xám lũ lượt kéo nhau về vây kín cả không gian. Cây cối như đứng im buồn bã, những chiếc lá như chẳng lưu luyến cành.

    Lá vàng ngập trời, gió thu hiu hiu khẽ thổi cũng đủ làm lá rụng rơi. Mùa thu thường mang sắc màu của sự ảm đạm, của những nỗi buồn.

    Ấy thế mà với nhạc sĩ Ngô Thụy Miên mùa thu trải ra lại đẹp đẽ dịu dàng. Ông như đang lắng nghe tiếng gọi của mùa thu. Âm thanh của chiếc lá rụng, của con nai vàng ngơ ngác đạp xào xạc trên lá vàng khô cũng được ông lắng nghe một cách tinh tế.

    Mưa mùa thu nhẹ nhàng tí tách, làn gió nhẹ hiu hiu thổi nhưng lại làm cho tâm hồn của nhạc sĩ ngây ngất mà chẳng thấy vẻ của cô liêu.

    Vạn vật đang thay cho mình chiếc áo mới và con người cũng chậm bước lại để cảm nhận điều tuyệt diệu của cuộc sống. Cảm xúc ấy được nhạc sĩ ví von như ‘‘trái tim vương màu xanh mới’’. Đó như lời nhắc nhở rằng, thu sang rồi tâm hồn ta cũng cần phải khoác lên nó một chiếc áo mới, một sức sống mới, tình yêu và niềm hi vọng.

    Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
    em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương
    Và em có nghe khi mùa thu tới
    mang ái ân mang tình yêu tới
    em có nghe nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé

    Em có hay mùa thu mưa bay gió nhẹ
    em có hay thu về hết dấu cô liêu
    Và em có hay khi mùa thu tới
    bao trái tim vương màu xanh mới
    em có hay hay mùa thu tới hồn anh ngất ngây

    Có thể thấy rằng, tình cảm dành cho mùa thu được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên thể hiện vừa lãng mạn, vừa kín đáo nhưng vẫn có sự nồng nàn say đắm theo nhịp của yêu thương vốn sẵn có trong con tim yêu được thể hiện qua từng bản tình ca của ông.

    Cái đặc biệt của ca khúc Mùa thu cho em có lẽ chính là con mắt nhìn đầy lạc quan về cuộc sống của nhạc sĩ. Người ta có thể dệt lên những ca từ mang sắc vẻ buồn bã, của sự ảm đạm, hay vẻ cô liêu, nhưng với Ngô Thụy Miên, ngay cả trong cái buồn cũng vẫn đẹp. Nắng úa nhưng lại đẹp như hàng mi của em, nắng thu nhè nhẹ lại đủ làm cho đôi má em hồng, đôi môi nhạt nhưng lại thơm nồng. Dẫu mùa thu có làm người ta bồi hồi như người đang đợi chờ thì nó cũng đẹp thơ mộng như thể anh đang chờ em, chờ người yêu thương.

    Giấc mơ tình yêu:

    “Và em có mơ khi mùa thu tới, hai chúng ta sẽ cùng chung lối….”

    Bức tranh mùa thu bằng âm nhạc của Ngô Thụy Miên hiện lên đẹp thơ mộng. “Mùa thu cho em” cũng là một góc nhìn đầy hy vọng, niềm tin và tình yêu cuộc sống của nhạc sĩ.

    Tình yêu luôn gắn liền với những giây phút đợi chờ. Cảm xúc ấy là khác nhau. Có người đợi chờ trong nôn nóng bồn chồn, có người đợi chờ trong lo âu, có người đợi chờ trong hồi họp, khắc khoải. Còn với Ngô Thụy Miên, giây phút đợi chờ trong cơn mưa mùa thu khiến nàng thu trong ông nức nở. Ông như cảm nhận được sâu hơn hương vị của cuộc sống, lắng nghe được những âm thanh rất nhỏ báo hiệu cho mùa thu tới.

    Ông như mơ, mơ về hạnh phúc lứa đôi. Giấc mơ đầy hứa hẹn về một cuộc sống tốt đẹp nên ông khe khẽ hỏi:

    Nắng úa dệt mi em
    và mây xanh thay tóc rối
    nhạt môi môi em thơm nồng
    tình yêu vương vương má hồng

    sẽ hát bài cho em
    và ru em yên giấc tối
    ngày mai khi mưa ngang lưng đồi
    chờ em anh nghe mùa thu tới

    Em có mơ mùa thu cho ai nức nở
    em có mơ mơ mùa mắt ướt hoen mi
    Và em có mơ khi mùa thu tới
    hai chúng ta sẽ cùng chung lối
    em với anh mơ mùa thu ấy tình ta ngát hương…

    Bởi vậy mà người ta nói rằng Mùa thu cho em là bản tình ca đầy ắp yêu thương và hy vọng. Là cái nhìn đầy lạc quan về cuộc sống của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên. Nếu có ai đó nói rằng cuộc sống là buồn tẻ thì hãy yêu đi, bởi khi yêu trái tim kia sẽ vui trở lại, và tình yêu là hương vị đầy thanh khiết xoa dịu tâm hồn của con người. Đó là món quà mà thiên thần tình yêu muốn trao tặng cho con người, để gieo lên đó hạt giống của yêu thương.

    Mùa thu cho em được thể hiện rất thành công bởi hai danh ca: Lệ Thu và Ngọc Lan, họ đã truyền tải tới người nghe những gì đẹp nhất, dịu dàng nhất, thơ mộng nhất và trong sáng nhất từ cái hồn của ca khúc này.

    Trở lại với những ca khúc nhạc Việt của một trong bốn cây cổ thụ của nhạc tình ca Việt Nam để được đắm mình vào hương sắc của đất trời vào thu. Để lắng nghe nhịp điệu của cuộc sống và thêm yêu hơn cuộc đời này.

    Chuyên mục Nghệ thuật của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc giả bản nhạc mùa thu tuyệt đẹp mang theo lời nhắn gửi: Thu đã sang, lòng ta thêm rộn ràng, thêm nâng niu và yêu thương cuộc sống này.

    MÙA THU CHO EM (NGÔ THỤY MIÊN)
    Cúc no nắng cúc mới vàng sắc nắng
    Gió còn thưa lá chưa vội vàng đưa
    Lắng tai nghe Thu bước nhẹ vào mùa
    Phơn phớt thấy mùa Thu đang gợi cảm
    Chỉ lắng nghe âm thanh dịu dàng một lời thơ, để những ngón tay miết nhẹ lên giai điệu và lòng thì thầm nhắc khẽ: “Thu rồi…”Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổem có nghe nai vàng hát khúc yêu đương

    Và em có nghe khi mùa thu tới

    mang ái ân mang tình yêu tới

    em có nghe nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé…
    Mỗi tình khúc của Ngô Thụy Miên giống như một nỗi nhớ đánh rơi bên hồ, có màu sắc, hương vị và thanh âm riêng biệt. Để rồi một ngày đầu Thu, nỗi nhớ mang trên mình đôi cánh xanh trong suốt, bay lên từ vòm sóng và hát ríu ran bản tình ca giữa đất trời.

    Em có hay mùa thu mưa bay gió nhẹ
    em có hay thu về hết dấu cô liêu
    Và em có hay khi mùa thu tới
    bao trái tim vương màu xanh mới
    em có hay hay mùa thu tới hồn anh ngất ngây…
    Đó là Mùa Thu Cho Em, một bài hát hài hòa giữa ca từ bay bổng trong sáng đặt trên nền nhạc cổ điển của thập niên 70. Mùa về trong phố, dắt theo dịu dàng một cơn mưa. Người ta thường nói ở xứ này vào ngày mưa buồn lắm. Những con đường nhỏ thưa thớt bóng người, chỉ còn vòm cây xanh thẫm đổ xuống như một chiếc dù ngăn cách mặt đất với bầu trời.

    Đi qua nơi nào cũng bắt gặp nét cổ kính phong rêu: mái ngói đỏ sậm, bức tường phai màu, hoa Chăm Pa trên cây. Và tất cả quán café ở đây đều dìu dặt những bản nhạc trữ tình êm ái. Tâm hồn thành phố nhỏ từ mấy trăm năm đã là một hòa tấu thật hiền và xúc cảm. Người lạ ghé thăm, ngỡ ngàng bởi sự trầm lắng, dễ thương và xíu xiu nơi này.

    Buổi sáng, ngồi bên hiên quán café nhìn xuống mặt hồ xanh rộng, tay xoay xoay ly trà và ngắm những con bồ câu sà xuống kiếm hạt dưa. Mưa bụi khẽ khàng đậu trên tóc, trên má, rồi rớt xuống tay mát dịu. Ngày mưa, nhưng không buồn…

    Không gian tĩnh tại, hợp quá với một tình khúc của Ngô Thụy Miên. Nhạc sĩ không sinh ra trên đất này, nhạc phẩm không nhắc tới đất này, mà sao “tạng” của ông lại như thể bắt nguồn từ chất điềm đạm, mộng mơ vốn là bản sắc nơi đây vậy.

    Mùa thu, một ngày mưa, xứ sở mang tên nỗi buồn. Sao tất cả điều này bước vào âm nhạc của Ngô Thụy Miên lại nồng ấm, giàu tình cảm đến thế. Màu vàng của nắng, màu xanh cây cối, bụi mưa trong, cùng môi thơm thiếu nữ… đã dệt nên mối tình đẹp, se sợi dây yêu thương vấn vít và khiến lòng người mẫn cảm, tinh tế hơn trước những thanh âm mùa: “Anh có nghe, nghe hồn thu nói mình yêu nhau nhé.”
    Một lời tỏ tình ý nhị và nữ tính. Cô gái đã nhờ mùa thu nói hộ lòng yêu, hay cô chính là mùa thu đấy, tóc mây môi hồng, hát tình ca và mơ về đường yêu thơm ngát.Ngoại ô mùa thu. Lối mòn quanh co chạy lên dốc, thấp thoáng màu hoa giấy trắng hồng xập xòe như cánh bướm nhỏ. Xung quanh là đồi thông trùng điệp. Màu thông xanh kì ảo, mượt mà, đôi khi có thể khiến tâm hồn bật khóc vì những phiến lá nhỏ thon như nỗi buồn quỳ gối.Cỏ dưới chân mịn ướt, mùi rêu ẩm trên thân cây lẫn với hương dẻ vàng thơm mềm. Không gian mùa thu chìm trong màu xanh ngát. Mát lạnh thẳm sâu. Muốn làm một chiếc lá mỏng, dũng cảm treo nơi đầu cơn gió lạ, qua ngày bão ngày mưa, lá vẫn bền bỉ ở lại với đời hát ca. Muốn làm một mặt trời bên lưng đồi vùi ngủ, không mang sắc đỏ, không lấp lánh vàng, một mặt trời đi vắng cho ngày mưa êm thật êm.

    Ngày mai khi mưa ngang lưng đồi
    Chờ anh, em nghe mùa thu trôi.

    Ở lưng đồi mùa thu, có những cơn mưa về đậu lại, ngọn thông cao rì rào và một người con gái mắt trong đứng đợi tình yêu. Câu nhắn nhủ hẹn hò đã trở thành điểm nhấn của ca khúc, buông chậm rãi xao xuyến như đám mây vắt ngang bầu trời. Mùa thu chỉ vừa tới như lòng người mới lần đầu chớm yêu.

    Với Mùa thu cho em, Ngô Thụy Miên đã vẽ một mùa rất riêng, tươi sáng và ấm áp. Nó khác hẳn màu phôi pha, úa tàn ta thường gặp trong các tình khúc thu của những nhạc sĩ cùng thời.Có mưa đấy nhưng đem lá rắc lưng đồi, màu nắng nhẹ để điểm trang hàng mi thiếu nữ, và nỗi cô liêu không còn ám ảnh trái tim người trẻ tuổi. Trái tim đó đã biết gõ nhịp yêu thương và mang đôi cánh xanh trong suốt bay trên đồi để hát ríu ran về tình yêu cùng nỗi nhớ.Những ngày mưa, mùa này, có thể nhặt trong thành phố biết bao nhiêu là nỗi nhớ, có màu sắc, hương vị và âm thanh riêng biệt. Riêng tôi, tôi vẫn muốn được lần nữa ngồi bên hiên quán café ven hồ, tay xoay xoay ly trà và thảnh thơi ngắm những con bồ câu sà đậu kiếm hạt dưa.Tôi biết có thể từ dưới mặt hồ trong veo này, hay ở lưng đồi mùa thu phía xa kia, sẽ đổ về một dòng nhạc phảng phất hơi sương ẩm trộn lẫn mùi thơm của ban mai tinh khiết.

    Và tôi lại ước mình được trở thành một mảnh lá treo nơi đầu cơn gió, một mặt trời ngủ quên bên lưng đồi, cho ngày mưa cứ thế trôi êm, êm mãi…

    Ở lưng đồi mùa thu, Người biết không – tôi – vẫn đợi!

    Nguồn – http://gocnhosantruong.com/component/k2/4061-mua-thu-cho-em-loi-to-tinh-mua-thu-cua-nhac-si-ngo-thuy-mien

  5. Không còn mùa thu (Việt Anh) – boston

    Lời bình: Không còn mùa thu……..Còn thương nhớ nhau về thắp sao trờiTôi có thói quen sau khi nghe xong một ca khúc thường ngâm nga nhiều lần một câu hoặc một đoạn mà mình cảm thấy tâm đắc nhất trong lời bài hát. Cũng có khi nghe xong một ca khúc nào đó tôi chẳng nhớ nổi một câu gì. Vì vậy, theo quan niệm riêng của mình tôi cho rằng một ca khúc để lại trong lòng người nghe nỗi dư cảm kéo dài, dù chỉ bằng một câu hát thôi, cũng xứng đáng là một tác phẩm hay.

    Và với tôi, “Không còn mùa thu” của Việt Anh là một ca khúc như thế.“Không còn mùa thu, trăng rơi bên thềmKhông còn mùa thu, mơ trên môi mềm”Phải thật tinh tế lắm người ta mới có thể dừng lại và lắng nghe được tiếng thời gian trở mình. Mùa thu dần lùi xa, điểm nhẹ một chút buồn vào thiên nhiên, hoa cỏ. Mảnh trăng mềm mại cuối trời như nhòa nhạt, rụng rơi, không gian bàng bạc khẽ nhuốm lên môi người một nét mơ hồ, mờ ảo. Trong thời khắc ấy, bỗng đâu xuất hiện một hình ảnh gợi thi vị không kém: Em thơ, như mùa xuân đầu, nối dài đêm sâu…

    Nhân loại nhiều thế kỉ nay vẫn gọi mùa thu là mùa diễm tình, thế nên trong phút giây giao mùa, con người ta vẫn cố níu kéo mùa thu, níu kéo chút lãng mạn cuối cùng còn sót lại. “Anh làm mùa thu cho em mơ màngAnh làm lời ru quấn quýt bên nàng Em đi, tiếc gì thu vàng, tiếc gì xuân sang”

    “Anh” dịu dàng và lãng mạn như thu nên “em” cứ thả mình mộng mị, phiêu lưu cùng giấc mơ tình yêu say đắm. “Anh” như lời ru vang vọng và quấn chặt lấy “em” không rời, từ đó khát vọng được thăng hoa. Tình cảm của “anh” dành cho “em” mới hay chân thành và tha thiết biết mấy! Nhưng mấy ai có thể nói trước được rằng tình yêu của mình và người ấy sẽ luôn vững bền, trường cửu. Vì vậy mà câu hát “em đi, tiếc gì thu vàng, tiếc gì xuân sang” bỗng chốc mang đến cho người nghe chút ngậm ngùi, xa xót.

    Khi nghe Trịnh, tôi đã từng bắt gặp, ngâm nga và vô cùng ấn tượng với những câu như: “Từng người tình rồi cũng bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”, hay “Nghìn năm sỏi đá cũng cần có nhau”.v.v.. Còn ở “Không còn mùa thu” của Việt Anh, tôi lại cứ ám ảnh mãi câu hát: “Còn thương nhớ nhau về thắp sao trời”.

    Ý tứ thật bay bổng. “Sao trời” vốn là hình ảnh cũ mòn, biểu trưng cho sự chứng giám, lung linh của tình yêu đôi lứa, thế mà qua lời nhạc Việt Anh như được khoác lên một đôi cánh mới, gợi nhiều liên tưởng. Trên bầu trời cao rộng, được đính lên hàng triệu vì sao, ngôi sao nào là của “em”, là của “anh”, là của “chúng ta”? Hay phải miệt mài thắp sáng từng ngôi sao một mới có thể nuôi hi vọng về lúc nào đó ta sẽ tìm được vì sao đích thực cho mình. Hay có thể hiểu, mỗi vì sao là một nỗi niềm thương nhớ của “anh” dành cho “em”, tình yêu ấy rộng rãi, bao la và sáng tỏa như những ánh sao trời trong đêm kia gộp lại… “Còn thương nhớ nhau từng đêm bão tố Tóc ướt trăng thề, lời yêu chưa nói trên môi vụng về”

    Lời hát thật da diết, khắc khoải. Nỗi đau, sự nhớ niềm thương ấy, trộm nghĩ lấy gì mới có thể đếm đong được một cách trọn vẹn?

    Đoạn cuối bài hát như một dự cảm, đã nối kết thời gian- không gian- tâm trạng con người theo tuyến cảm xúc quá khứ- tương lai- thực tại. Sau chuyến hành trình dài đầy xúc cảm thi vị, mới hay mùa thu đã không còn nữa, tình yêu cũng vụt bay xa, con người mệt nhoài cùng với sự gặm nhắm nỗi lòng cô kiệt của mình:“Đường ta đã qua, chìm khuất chân trờiĐường ta sẽ qua, nào ai biết tới

    Chiều buông rã rời, ru lòng thôi mơ, ru buồn lên thơ…”Rồi sẽ đến lúc nào đó con người biết mình nên làm gì và cần phải làm gì. Chẳng nỗi đau, sự mất mát nào là vô nghĩa. Vì thế, mục đích cuối cùng của những điều đó chính là giúp cho con người thực sự nhận ra đâu là ý nghĩa sâu sắc của cuộc đời mình…Nguồn – https://www.facebook.com/langducanhatle/posts/219261621820348/

  6. Giấc mơ mùa thu (Trần Thiện Thanh) – slow

    Lời bình: Có đôi khi, một bài hát lại gắn với một người nào đó hay một lúc nào đó trong cuộc đời, để mỗi khi nghe lại, lại nhớ đến người xưa chuyện cũ.Cũng như mỗi khi nghe bài hát “Giấc mơ mùa thu” lại nhớ về một đêm cuối xuân lạnh run, nằm cô đơn một mình trong một căn gác ẩm thấp ở phố cổ Hà Nội, mà nhớ da diết một người ở Sài Gòn. Mà người đó lại không biết mình đang nhớ họ. Mà có khi họ cũng đang nhớ một người khác. Người này nhớ người nọ, người nọ nhớ người kia, cứ thế tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn. Cuộc sống lại có rất nhiều vòng tròn lẩn quẩn như vậy.Tôi đã trải qua nhiều năm tháng trong cuộc đời mà thương thầm nhớ trộm một ai đó. Chỉ thương thầm nhớ trộm thôi, chứ chưa có cơ may được bày tỏ. Tình yêu thầm kín trong lòng đẹp như một đóa hoa quỳnh nở muộn. Nhưng buồn quá. Mà vì yêu đơn phương nên phần đông thời gian trong cuộc đời là cô đơn.

    Không có sự da diết nào bằng cảm giác đắm chìm trong nỗi cô đơn. Một mình ở một thành phố xa lạ, mọi cảm xúc đều kìm nén trong lòng không thể chia sẻ cùng ai. Cô đơn đến nỗi cảm giác đó trở thành một thói quen. Đến nỗi nhiều khi ở bên người khác cũng cô đơn. Đó là khi mình đang nhớ về một ai khác.

    Tình yêu trên đời là một thứ trớ trêu. Người này đem lòng yêu người nọ nhưng người nọ lại tương tư người khác. Và bởi vì mình ít khi nào yêu được người mình yêu, mình luôn thấy cô đơn.

    Và mùa thu lại buồn. Buồn vì cái lá vàng rơi xao xác lại gợi ta nhiều về nỗi tha phương cầu thực, về sự lẻ loi thiếu vắng người mình yêu, về nỗi cô đơn.

    Ở đây mới bắt đầu vào mùa thu.

    “dù biết ngày mai

    ngày mai
    nắng xuân không về
    trên cành
    lũ chim vẫn u mê…”(Montauban)Người đi ra đi mãi mãi, chốn xưa tôi còn mong chờ

    Người đi ra đi mãi mãi, vẫn không phai mờ dấu chân
    Lòng tôi chiếc lá trên cành Thu về héo khô
    Tôi còn nhớ ai mỗi khi chiều rơi
    Người đi ra đi mãi, chốn xưa Thu vàng tôi chờ
    Người đi ra đi mãi mãi, vẫn không phai niềm nhớ thương
    Lòng tôi heo mây đã về, tôi còn vấn vương
    Tôi còn nhớ thương khi Thu về
    Bên trời một làn mây trắng lửng lờ trôi
    Nghe lao xao ngoài hiên vắng lá vàng rơi
    Dù biết ngày mai ngày mai nắng xuân không về
    Trên cành lũ chim vẫn u mê
    Dù biết người đi người đi sẽ không quay về
    Sao tôi còn nhớ ai, đợi chờ ai
    Ngày nào còn mang hơi thở chắc tôi vẫn còn nhớ người
    Ngày nào đôi chân lê bước tuổi Xuân theo chiều nắng phai
    Bàn tay nâng niu kỷ niệm vỗ về giấc mơ xa mờ
    Mỗi khi Thu về tôi nhớ người

    Nguồn – https://www.facebook.com/TinhCaMuonThuo/posts/1676730359121689/

  7. Mùa thu trong mưa (Trường Sa) – slow rock

    Lời bình: Mùa Thu Trong Mưa được sáng tác năm 1968, là ca khúc đầu tiên đánh dấu một khuynh hướng sáng tác hoàn toàn khác với trước đó của nhạc sĩ Trường Sa. Khởi đầu sự nghiệp, ông viết những bài nhạc vàng nổi tiếng mà ông gọi là ca khúc bình dân dành cho đại chúng, như là Chuyện Người Đan Áo, Hành Trang Giã Từ, Một Lần Xa Bến. Tuy nhiên sau đó, một phần vì yêu thích tình ca, một phần là nghe theo lời khuyên của nhạc sĩ Từ Công Phụng, nhạc sĩ Trường Sa bắt đầu sáng tác những bài nhạc lãng mạn cho đến nay đã trở thành bất tử. Đầu tiên là Mùa Thu Trong Mưa, sau đó là Xin Còn Gọi Tên Nhau và Rồi Mai Tôi Đưa Em. Nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên nhận xét rằng “chỉ với ba bản tình ca này, vườn hoa âm nhạc Việt Nam đã có thêm một bông hồng tuyệt đẹp”. Khi sáng tác Mùa Thu Trong Mưa, nhạc sĩ Trường Sa đang là sĩ quan cấp tá, là hạm phó tàu tuần duyên Trường Sa của quân chủng hải quân.Nhạc sĩ kể lại rằng trong một chiều dừng chân ở bến Mỹ Tho thì một cơn mưa tháng 6 bỗng ập tới. Trong lúc mưa còn chưa dứt, đường phố vẫn chưa lên đèn thì ông đã sáng tác xong ca khúc, chỉ trong vài tiếng đồng hồ khi cảm xúc đang dâng trào: Chiều mưa không có em, bờ đá công viên âm thầm Chiều mưa không có em, giăng mắc mây không buồn trôi Gọi mùa thu lãng quên vào tiếng mưa rơi êm đềm Trời còn mưa ướt thêm cho dài ngày tháng không tên Bước chân một mình qua công viên vắng lạnh trong buổi chiều mưa buồn, lòng người bỗng thấy cô quạnh khi chợt nhớ lại những chiều còn sóng bước cùng người yêu ở chốn thành đô. Chiều mưa không có em, bờ đá công viên âm thầm xanh rêu nỗi nhớ, và mây trên bầu trời không buồn trôi mà về đây giăng mắc nỗi sầu cô quạnh.Một mình đi giữa chiều mưa, không còn người yêu kề vai chung bước nên tất cả mọi vật xung quanh đều lặng lẽ u buồn. Chỉ có những giọt mưa bong bóng vỡ trên hè phố như vỡ toang hồn nhớ, thì thầm nhắc nhở với những kỷ niệm hôm nào. Ngày tháng không em chỉ là những ngày tháng không tên, hoang vắng và dài theo nỗi nhớ nhung.Nguồn – https://nhacxua.vn/hoan-canh-sang-tac-va-cam-nhan-ve-ca-khuc-mua-thu-trong-mua-truong-sa-chieu-mua-khong-co-em/
  8. Thu quyến rũ (Đoàn Chuẩn – Từ Linh) – Blue

    Lời bình:Ai trong chúng ta cũng từng có một mùa thu với đầy ắp những kỷ niệm thân thương, của một thời tuổi trẻ, đầy nhiệt huyết và đam mê, cũng có những nông иổi và cuồng nhiệt. Mùa thu đến gắn liền với những thay đổi của đất trời, của vạn vật và của tất cả mọi người. Không đỏng đảnh sớm nắng chiều mưa, dễ dỗi dễ hờn như cô gái mới lớn của mùa hạ. Cũng không khắc nghiệt như mùa đông, những cái lạnh đến cắт da cắт thịt, lúc nào cũng phải xồ xề trong những bộ trang phục dày cộm. Mùa thu chín chắn, tinh tế, có sự e ấp dịu hiền của người thiếu nữ, lại có một chút kiêu sa làm say lòng biết bao đấng anh hùng. Trong lòng mỗi người, có ai mà chưa từng một lần mong chờ mùa thu tới, mang theo tất cả những kỷ niệm đã qua…Trong chuỗi tâm trạng đầy bâng khuâng ấy của một mùa thu giữa thế kỷ 20, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn – Từ Linh đã cho ra đời tuyệt tác âm nhạc với sức sống mãnh liệt nhưng lại đầy sự lãng mạn: “Thu Quyến Rũ”. Mùa thu đẹp năm ấy đã đi vào bài hát bằng những những nốt thu cao vút mê người, vừa dụ hoặc lại vừa kiêu sa, bài hát là một thử thách chất giọng với bất kỳ ca sĩ nào muốn trình bày một cách trọn vẹn.Mang trong mình cái danh đào hoa, “ăи chơi” nhất Bắc Kỳ, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn không quá chú tâm về số lượng bài hát, bởi ông thuộc “nhà có điều kiện”, nếu gọi ông là “Công тử Bạc Liêu đất Bắc” cũng chẳng có gì sai. Vậy nên những sáng tác của ông tập trung phần lớn vào chất lượng, lẽ đó mà những sáng tác không ít không nhiều của ông đều trở nên иổi tiếng. Ông còn là một người rất đa tình, tà áo xanh trong tác “Thu Quyến Rũ” được cho là của một cô ca sĩ mà ông thầm yêu mến, ông đã đưa chi tiết ấy vào âm nhạc của mình như một điểm nhấn về hình ảnh “người trong mộng”.

    Anh mong chờ mùa ThuTrời đất kia ngả mầu xanh lơ

    Đàn bướm kia đùa vui trên muôn hoa

    Bên những bông  нồng đẹp xιɴh.

    Anh mong chờ mùa Thu

    Dìu thế nhân dần vào chốn Thiên Thai

    Và cánh chim ngập ngừng không muốn bay

    Mùa Thu quyến rũ Anh rồi…..”

    “Trời đất kia ngả mầu xanh lơ, đàn bướm kia đùa vui trên muôn hoa” – Đến cả cánh bướm vui đùa vờn quanh trên bầu trời cũng khiến lòng tác giả bơ vơ khi nghĩ đến tình cảnh hiu quạnh và lắm cô đơn của bản thân. Trời kia thì có mây gió bầu bạn, bướm kia thì vui đùa cùng muôn hoa, trong khi ta thì đang vui với ai bây giờ? Ta đang mong chờ điều gì đây khi người mình yêu lại chẳng hiểu thấu nỗi lòng mình?

    Đoàn Chuẩn đã rất khéo khi đưa chúng ta vào một khoảng không gian như ảo mộng nhưng lại vô cùng chân thực, hư hư thực thực của tình và nhạc khiến bản thân ta chẳng biết là mơ hay tỉnh. “Dìu thế nhân dần vào chốn Thiên Thai” – Có phải vì chưng thu mang trong mình một màu sắc lơ  đãɴԍ lại thêm chút mơ màng nên khi bước chân vào ảo mộng lại có cảm giác dè dặt và bâng khuâng như mong chờ những điều diệu kỳ bất ngờ.

    Tình yêu trong bài hát được tác giả mô tả khá tế nhị: Yêu và nhớ về một người con gái với tà áo xanh xanh – Màu áo mà đến cả trong mơ anh cũng mong ước được gặp. Hình ảnh cô nàng trong bài hát dường như chỉ được tác giả nhắc đến qua tà áo ấy, không một nét mặt, cũng chả lấy một nụ cười, chỉ có màu xanh vương vấn tâm  нồn người nhạc sĩ. Yêu và nhớ nhưng lại chẳng dám ngỏ lời, cứ giữ trong lòng không biết làm sao để thốt nên câu: “cánh chim ngập ngừng không muốn bay”. Ngỏ lời không được, mà buông bỏ cũng chẳng xong, cứ ngập ngừng quan ѕáт, nhẹ nhàng mà nhớ thương như cánh chim trời lơ lửng. Biết phải làm sao đây?

    Mùa thu của tình yêu say đắm đã trôi qua mất rồi, làm gì còn những niềm thương nỗi nhớ, đâu có những kỷ niệm ngọt ngào khi thu lần nữa trôi qua. Chỉ còn lại nơi đây một tà áo xanh cứ vương vấn mãi trong tâm  нồn, “còn đâu những chiều dệt cung đàn yêu…..”.

    “…..Thu nay vì đâu tiếc nhiều

    Thu nay vì đâu nhớ nhiều

    Đêm đêm nhìn cây trút ʟá

    Lòng thấy rộn ràng

    Ngỡ bóng ai về……”

    Cứ mỗi mùa thu trôi, lòng tác giả lại thêm nhiều thương nhớ và thêm chút mong chờ. Nhưng hỡi chăиg, người đang chờ điều gì? Chờ người ấy quay trở lại, chờ người ấy đáp lại đoạn tình cảm thầm lặng này hay sao? Đêm đêm nhìn những nhánh cây đang trút những chiếc ʟá cuối cùng tạm biệt mùa thu, nhưng điều này lại vô tình làm cho nhạc sĩ sinh ra ảo ảnh rằng người đó “quay về”.

    “…..Anh mong chờ mùa Thu

    Tà áo xanh nào về với giấc mơ

    Mầu áo xanh là mầu Anh trót yêu

    Người mơ không đến bao giờ.”

    Sâu trong tâm  нồn của người nhạc sĩ, có lẽ ông suy nghĩ rằng tình yêu cũng sẽ như quy luật của cuộc sống, hay nói cнíɴн xác hơn là sự tuần hoàn của mùa thu đất trời. Mùa thu đi rồi mùa thu sẽ lại tới, có qua đi cũng sẽ quay trở lại, thì tình yêu mới cũng sẽ đến để lấp đầy khoảng trống do người cũ để lại mà thôi. Ông mong cầu cho tà anh xanh sẽ lại về trong giấc mơ hằng đêm, màu áo mà anh đã trót si mê nhưng cнíɴн bản thân ông cũng biết, đã là mơ thì sẽ không bao giờ là thật, đã mơ thì người có đến hay đi cũng chẳng do mình quyết định. “Người mơ không đến bao giờ” là câu kết để lại cho người nghe biết bao điều băи khoăи, một sự day dứt khó có thể lý giải được, sự ngập ngừng nhưng lại quyết đoán trong mớ suy nghĩ viễn vọng.

    Có thể nói, “Thu Quyến Rũ” là một trong những bài hát tình ca bất hủ về chủ đề mùa thu иổi tiếng nhất của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và cũng được yêu thích nhất trong số nhiều bài hát về tình ca thu của nền tân nhạc Việt Nam. Đến tận thời điểm bây giờ, những câu hát diễm lệ của “Thu Quyến Rũ” vẫn được nhớ đến và ngân vang bên tai của nhiều khán giả yêu nhạc. Giai điệu chậm rãi, sự khoan thai mang theo tính tự sự như thấm vào tận trái tim của khán giả nhiều thế hệ. Tiếng đàn Guitar Hawaii giúp cho người nghe cảm nhận được sự dàn trải mênh mông và những câu hát luyến ʟáy đã làm иổi bật được hình tượng “Thu quyến rũ” và hình bóng người tình dưới tà áo xanh xanh trong mỗi giấc mơ. Thực vậy, nghe “Thu” của Đoàn Chuẩn ta như cảm nhận sâu sắc những day dứt, những bâng khuâng về một mối tình không toàn vẹn.

    Nguồn – https://thoixua.vn/cam-xuc-am-nhac/thu-quyen-ru-doan-chuan-tu-linh-mua-thu-cua-nhung-uoc-mo-cua-hy-vong-va-nhung-hoai-niem-ngot-ngao.html

  9. Đâu phải bởi mùa thu (Phú Quang) – slowrock

    Lời bình: Mùa thu Hà Nội – lãng mạn và đầy chất thơ đã in dấu trong không biết bao nhiêu tác phẩm thi ca và tình khúc của các nhạc sĩ. Trong kho tàng ca khúc kếch sù lên đến vài trăm ca khúc của nhạc sĩ Phú Quang, những bài hát về mùa thu vẫn đẹp hơn hết, luôn để lại những ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người yêu nhạc.Phú Quang từng tâm sự, ông có một nguyên tắc bất dịch là không bao giờ sáng tác theo đơn đặt hàng, ông sáng tác đơn giản chỉ vì “thích và thấy cần phải viết”, vì xuất phát từ những rung động, xúc cảm của bản thân, từ những trải nghiệm cuộc đời, từ những tình yêu có thật và cả ảo tưởng… Bởi thế mà mỗi tác phẩm của ông đều gắn với một hoàn cảnh, một tâm trạng nhất định, không ca khúc nào giống ca khúc nào.Là một người có biệt tài về phổ nhạc cho thơ, rất nhiều bài thơ được khoác lên mình một “giai điệu” khác khi thành ca từ của Phú Quang. Ông không phổ nguyên bài mà thường chọn những ý hay nhất, tinh túy nhất của bài thơ để viết nhạc. Và xuất phát từ những ý thơ trong bài thơ “Yên tĩnh” của nhà thơ Giáng Vân, nhạc sĩ Phú Quang đã sáng tác nên một bản tình ca bất hủ mang tên “Đâu phải bởi mùa thu”.

    Ca khúc được nhạc sĩ sáng tác năm 1976, viết cho người tình đầu tiên ở Sài Gòn, đã vượt biên năm 1977. Nếu như với nhà thơ Giáng Vân, bài thơ kể về tâm trạng một người vợ ở hậu phương khắc khoải về người chồng nơi biên cương thì câu chuyện của nhạc sĩ Phú Quang lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Thông điệp mà Phú Quang tự gửi tới mình và cả những ai đang yêu, đã yêu và chia ly qua “Đâu phải bởi mùa thu” là: “Đừng nghĩ chia li là do lỗi của một người. Tình yêu có lý lẽ riêng của nó. Có thể lỗi ở cả hai người, cũng có thể không bởi tại ai mà chỉ do hoàn cảnh, số phận xô đẩy. Đừng buồn bã, giày vò nhau vì những chia xa…”.

    Mùa thu đẹp nhưng buồn, những chiếc lá vàng rơi xuống là biểu tượng của mùa thu nhưng có đôi khi lá vàng rơi cũng chẳng phải do mùa thu, mùa nào cũng có cái niềm riêng, thế nên mới có “Lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu”. Phú Quang là vậy, trong nỗi buồn sâu lắng vẫn ánh lên niềm tin yêu trong cuộc sống, thúc giục người ta cố gắng kiếm tìm những khoảng trống trong tâm hồn để lấp đầy nó bằng niềm tin mãnh liệt.
    Tuy nhiên, ít ai biết rằng, hành trình của những ca từ lãng mạn, âm thanh khắc khoải như một món quà dành cho người, cho đời ấy phải trải qua một hành trình dài tới 10 năm mới được chính thức đến gần với công chúng.

    Nhạc sĩ Phú Quang kể, vào thời điểm ra đời, ca khúc này từng bị đặt nghi vấn bởi những ca từ “đầy ẩn ý”: “câu hát ngân lên bỗng tắt nửa chừng, thôi đừng hát ru… thôi đừng day dứt…, lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu”. “Đâu phải bởi mùa thu” từng bị đem ra mổ xẻ tại 3 cuộc họp vì cho rằng mùa thu ở đây là ám chỉ cách mạng, với những lời buồn bã, dã đám…

    “Sau cuộc họp, tôi có nói đùa với các anh ấy như thế này, tôi thương các anh quá, phí mất 3 ngày trời và cả ngân sách của dân chỉ để bàn một chuyện không đâu. Nếu các anh cứ nói là mùa thu đồng nghĩa cách mạng, ai chê mùa thu thì anh bảo chê cách mạng. Nhưng các anh đã nhầm vì cách mạng chỉ sinh ra vào mùa thu, chứ không phải là cách mạng sinh ra mùa thu. Và nếu nói mùa thu là cách mạng thì tôi phải được khen thưởng mới đúng vì tôi bênh cách mạng đến thế là cùng: “lá rơi xuống rồi mà vẫn không phải bởi mùa thu”…

    Tôi còn nhớ, 7 năm sau khi tôi viết biết hát, một hôm có anh bạn chỉ huy tính tình rất tốt, thật thà nói nhỏ với tôi. Phú Quang này, hôm nay mình đã rất can đảm… Hỏi có chuyện gì mà rất can đảm, thì anh ấy bảo: Mình đã cho dựng bài “Đâu phải bởi mùa thu” của cậu cho anh em biểu diễn!. Tôi chỉ buồn cười về cái sự ngây ngô của anh bạn, nhưng cũng không thể trách được bởi đó là thực tế của một thời kì ấu trĩ nên khó tránh khỏi có những hiểu lầm”, nhạc sĩ Phú Quang hài hước kể lại.

    10 năm sau ngày ra đời, “Đâu phải bởi mùa thu” mới được chính thức giới thiệu đến công chúng. Đến hôm nay, trải qua những thăng trầm thời gian, những giai điệu mượt mà, sâu lắng của “Đâu phải bởi mùa thu” đã trở thành một trong những tình khúc bất hủ của nhạc sĩ Phú Quang.

    Nguồn – https://www.dongnhacxua.com/dau-phai-boi-mua-thu-phu-quang-giang-van

  10. Nắng thủy tinh (Trịnh Công Sơn) – slowrock

    Lời bình: Năm 1968, tôi 16 tuổi, học lớp đệ tam (lớp 10). Đến lứa tuổi này, tôi bổng nhiên “chựng” lại về tánh tình. Đang là một cậu học sinh tinh nghịch, giỡn vô tư thì bỗng nhiên biết “mắc cỡ” và hơi nghiêm lại. Thưở còn nhỏ, tôi tự học nhạc và đàn hát được (phải gọi là hát hay mới đúng) những bài hát phổ thông thì nay học đòi theo mấy đàn anh thế hệ trước bỏ hẳn những bài hát trước đây mà tập tành nghe và hát nhạc Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Cung Tiến, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Lê Uyên Phương cho nó “sang”. Cũng nhờ vậy mà tôi tiếp cận được nhạc Trịnh Công Sơn. Thú thật với ngần ấy tuổi và học thức mới chỉ bằng “lá mít”, tôi đến với nhạc Trịnh vì muốn làm “sang”, làm “giá” hơn là cảm nhận được hồn nhạc Trịnh Công Sơn. Lần đầu nghe bài hát Nắng Thủy Tinh, tôi ngơ ngác: “Nắng thủy tinh là sao?”. Thủy tinh trong suốt, không màu, mà nắng thì phải có màu chứ. Mãi đến những năm sau nữa, khi yêu lần đầu, tôi mới hiểu hết ý tứ của ca từ: Màu nắng hay là màu mắt em Mùa thu mưa bay cho tay mềm Chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm Rồi có hôm nào mây bay lên. Lùa nắng cho buồn vào tóc em Bàn tay xanh xao đón ưu phiền Ngày xưa sao lá thu không vàng Và nắng chưa vào trong mắt em. Em qua công viên bước chân âm thầm Ngoài kia gió mây về ngàn Cỏ cây chợt lên màu nắng Em qua công viên mắt em ngây tròn Lung linh nắng thủy tinh vàng Chợt hồn buồn dâng mênh mang Chiều đã đi vào vườn mắt em Mùa thu qua tay đã bao lần Ngàn cây thắp nến lên hai hàng Để nắng đi vào trong mắt em (Màu nắng bây giờ trong mắt em)Lần đầu tiên của đời mình, tôi bị choáng ngợp vì một đôi mắt trong veo, ngơ ngác, ướt, đen và buồn sâu thằm, tôi thấy rõ ràng có nắng soi vào trong đôi mắt ấy, như muốn làm khô đi những giọt nước mắt cứ như sắp rơi ra. (Sau này, trong cuộc đời, tôi luôn bị ám ảnh bởi những đôi mắt ướt).Ngày khai trường luôn là mùa thu, mưa bay, gió nhẹ, nắng thênh thang, tuổi hồng hân hoan chào bạn mới, trường mới, thầy cô mới. Từ tuổi 15 sang tuổi 18, biết bao đổi thay đến ngạc nhiên. Từ một cô bé gầy gò, ngơ ngác, em trở thành thiếu nữ má đỏ môi hồng. Từ một cậu bé tung tăng quần đùi đá banh, tắm sông tôi trở thành chàng trai cao lên hẳn, lơ ngơ với tiếng vỡ giọng khàn khàn. Chúng tôi không còn sự hồn nhiên như thời học lớp đệ tam nữa, mà đã bắt đầu thấy ngượng ngùng khi tình cờ đụng vào nhau, khi nhìn nhau thấy đều khang khác. Có những đứa bạn quá thân từ nhỏ thì vẫn mày – tao, hay ông – tôi, bà – tôi, nhưng những người có chút gì đó (tình ý với nhau) thì bắt đầu gọi nhau bằng tên, gọi nhau bằng bạn xưng mình. Những rung cảm đầu đời chớm nở, để lòng ta phơi phới như nắng loang qua thềm cũ, như mây bay lên trong khói chiều.

    Những đêm nằm ngủ chập chờn tôi mơ được nắm tay “em” rồi bị xử chết đi cũng cam lòng, còn ban ngày thì đâu dám đụng chứ nói chi dám nắm tay em. Lỡ khi đụng nhằm tay em, dù chẳng dám nói gì, chỉ thế thôi mà cả hai cùng thẹn thùng bối rối. Đổi lại bây giờ, người trẻ ngày nay, họ mạnh dạn hơn nhiều, internet, điện thoại di động cho họ những cách tỏ tình vũ bão, chóng mặt và táo tợn hơn. Họ không chỉ nắm tay mà đã dám hôn nhau, gọi nhau là ông xã, bà xã và dắt nhau đi vũ trường, nhà nghỉ và chuyện gì tới cũng tới với lứa tuổi tràn trề sinh lực nhưng thiếu vắng kỹ năng sống ấy.

    Ngày xưa, tuổi yêu luôn bị cấm đoán khắt khe bởi mọi thứ. Cha mẹ luôn cho rằng chúng ta cần tập trung vào học tập, đậu đại học cứ như là con đường duy nhất để vào đời. Mà duy nhất thật vì nếu thi rớt thì phải đi lính. Thời chiến tranh, nguy cơ bom đạn không thể biết được. Thầy cô cũng chẳng tâm lý đâu, chỉ biết dạy cho hết nội dung, chương trình và cũng chẳng dám khuyên bảo gì về những thắc mắc tâm sinh lý của học sinh mới lớn vì sợ bị mang tiếng, sợ bị cho là “vẽ đường cho hươu chạy”.

    Và những con hươu non ngơ ngác cứ thế dại khờ yêu, ngây ngô đi tìm bản thể của mình. Ngày ấy, tình đầu chỉ mong manh và lãng đãng bằng những chiều hẹn hò vội vã, ngồi bên nhau dưới gốc phượng sân trường, mở sách ra vờ trao đổi bài học, để được: “Lùa nắng cho buồn vào tóc em”, để được nắm “Bàn tay xanh xao đón ưu phiền”, nỗi buồn và sự ưu phiền muôn thưở của tuổi mới lớn khi chưa thể định hình tương lai, chưa khẳng định rõ ràng bản ngã chính mình. Và nhiều khi ngơ ngác, sao cũng là em, cũng là tôi, mà: “Ngày xưa sao lá thu không vàng, và nắng chưa vào trong mắt em” để mình thấy thương thương nhớ nhớ, thấy quay quắt đợi chờ nhau?

    Có nhiều chiều tan lớp, tôi ngu ngơ đứng đợi, chỉ để mong thấy: “Em qua công viên bước chân âm thầm”, để thấy áo dài em bay trong nắng thu sang, để lòng tôi náo nức như: “Ngoài kia gió mây về ngàn”, để tim tôi hân hoan như: “Cỏ cây chợt lên màu nắng”.

    Khi yêu lần đầu, hình như mọi thứ đều đẹp và lung linh qua lăng kính của tình yêu, ta thấy không gì đẹp hơn đôi mắt người yêu, không gì say đắm bằng cái nhìn của nhau, không gì ấm áp hơn vòng tay và làn môi ấy. Không ai còn ý nghĩa, không gì còn quan trọng, chỉ có ta và tình yêu là tất cả. Nhưng rồi một ngày: “Em qua công viên mắt em ngây tròn”, và tôi cũng đi qua em như cơn gió lạ, cho dù nắng vẫn: “Lung linh nắng thủy tinh vàng” mà “Chợt hồn buồn dâng mênh mang”. Nếu ta biết, tình đầu có khi đó chỉ là bài học vỡ lòng cho tình yêu, hay ta biết đó chỉ là một phép thử của cuộc sống, thì ta sẽ vùi lấp cơn đau trong kỷ niệm để mở lòng đón nhận những chân tình khác. Còn ngược lại, ta vẫn miên man trong nuối tiếc để mãi không bao giờ thấy hạnh phúc nơi đâu.

    Thời gian trôi theo bao mùa xuân hoa nở, mùa hạ lá xanh, và “Mùa thu qua tay đã bao lần”, những kỷ niệm xưa vẫn chỉ là kỷ niệm. Một lần qua Huế, tôi ngỡ ngàng khi thấy hàng cây long não hai bên đường đứng như “Ngàn cây thắp nến lên hai hàng”, và thấy nắng thật trong, thật tinh khôi như nắng thủy tinh. Tôi chợt nhớ lại phút chia ly em để xuống Sài Gòn học Đại học, khi em ngước nhìn tôi, đôi mắt ướt không rơi lệ vì nắng đã rọi vào ngăn đi những yếu mềm tuổi ngọc. Mỗi lần nghe câu kết: “Để nắng đi vào trong mắt em, Màu nắng bây giờ trong mắt em”, tôi lại nhớ mãi ánh mắt, như có nắng ở trong.

    Dù mấy mươi năm trôi đi hay đến phút cuối của cuộc đời, dù cuộc đời xô đẩy, chà đạp, thì tôi cũng giữ những hoài niệm đẹp, trong sáng, để cảm ơn đời đã cho tôi một thời hoa bướm ngây thơ, tôi đã không vội vã buông mình vào những cuộc tình hoang dại như tuổi trẻ ngày nay, tôi cũng không ngu ngơ chỉ vùi đầu đèn sách, tôi đã biết sống và biết yêu cho đúng tuổi của mình. Và yêu là không phải nói lời hối tiếc: Love is not to say you are sorry.

    Nguồn – https://nhacxua.vn/cam-nhan-am-nhac-nang-thuy-tinh-trinh-cong-son-mua-thu-qua-tay-da-bao-lan/

Nếu bạn cảm thấy những thông tin mà tôi chia sẻ ở trên có ích cho việc học đàn piano của bạn, hãy ủng hộ tôi bằng cách nhấn chuột vào trang web www.phuoc-partner.com. Côi rất cảm kích và chúc bạn thành công trong việc khám phá loại nhạc cụ khó tính này. Chào bạn!