Xây dựng thương hiệu cho công ty luật của bạn như thế nào?

Chào mừng bạn đã quay trở lại với chuyên mục quản trị công ty luật của tôi sau khi bạn có thể đã đọc qua những chủ đề thú vị khác trong quyển sách Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề luật sư của tôi. Xin mời bạn tiếp tục tham khảo một chủ đề khác cũng rất thú vị của quyển sách này nhé.

…………

Khi thảo luận về chủ đề này, có lẽ bạn đang tự hỏi thương hiệu của một công ty luật là gì và thương hiệu này có gì khác biệt so với thương hiệu cá nhân của luật sư. Về câu hỏi sau đó, tôi sẽ trả lời ở phần tiếp theo của chủ đề này. Còn đối với câu hỏi đầu tiên, thương hiệu của một công ty luật là cách mà các khách hàng cũ, hiện tại và tiềm năng cũng như cộng đồng và xã hội chung xem xét và đánh giá về công ty luật, bao gồm cả các luật sư đồng nghiệp của các công ty luật khác, những người theo dõi công ty luật trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, cũng như nhân viên của các cơ quan Nhà nước. Thương hiệu của công ty luật có thể dựa trên những đặc điểm đặc biệt của nó, chẳng hạn như loại dịch vụ pháp lý mà công ty luật cung cấp, chất lượng dịch vụ, tên gọi, khẩu hiệu của công ty luật hoặc tên của luật sư điều hành trong công ty luật.

Vì vậy, khi khách hàng nhắc đến một dịch vụ pháp lý nào đó thuộc thị trường pháp luật mà công ty luật của bạn hoạt động, thì họ đang nhắc đến tên của công ty luật của bạn. Khi đó, thương hiệu của công ty luật của bạn sẽ được coi là thành công và đã tạo ra giá trị bền vững trong cộng đồng và xã hội.

Ngoài ra, yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công trong cung cấp dịch vụ pháp lý là sự tin tưởng và tín nhiệm của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ pháp lý của công ty luật của bạn. Điều này được xem là có liên quan mật thiết đến việc xây dựng thương hiệu cho công ty luật của bạn. Nếu khách hàng tin tưởng và tín nhiệm vào công ty luật của bạn, thì công ty luật của bạn sẽ trở nên nổi tiếng và thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu cho công ty luật của bạn cũng liên quan đến cách bạn tương tác với khách hàng. Hãy luôn lắng nghe khách hàng và hiểu rõ nhu cầu của họ. Nếu bạn có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, thì họ sẽ có xu hướng giới thiệu bạn với những người khác trong mạng lưới các mối quan hện của họ, giúp công ty luật của bạn có thêm khách hàng và phát triển nhanh chóng.

Hiện nay, có gần 20.000 luật sư chính thức và gần 5.000 tổ chức hành nghề luật sư đã đăng ký và đang cung cấp dịch vụ pháp lý tại Việt Nam. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành này, để thu hút sự chú ý của khách hàng trên thị trường pháp lý, một công ty luật mới thành lập của bạn cần phải xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ. Bên cạnh các hoạt động quảng cáo và tiếp thị, xây dựng thương hiệu cá nhân của luật sư chuyên môn cũng là một cách để giúp công ty luật của bạn phát triển.

Bài viết này của tôi được viết chủ yếu dựa vào những kiến thức pháp luật bao quát mà tôi đã được học ở trường đại học cũng như những kinh nghiệm hành nghề luật sư chuyên sâu của tôi trong gần 25 năm qua. Nếu bạn thấy rằng những thông tin chia sẻ của tôi ở trên là hữu ích cho việc theo đuổi đam mê với nghề luật sư của bạn, xin hãy ủng hộ tôi bằng một cú click chuột vào website này nhé www.phuoc-partner.com. Cám ơn bạn rất nhiều và chúc bạn thành công chinh phục nghề luật sư của mình. Xin chào bạn.