Mẹo tìm tông (giọng) nhanh cho ca sĩ khi đệm hát piano

  • “Tone” là từ tiếng Anh và khi dịch sang tiếng việt có nghĩa là “tông” hoặc “giọng”.  Có hai loại giọng của bản nhạc đó là giọng mà tác giả bản nhạc khi sáng tác bản nhạc đặt giọng cho bản nhạc và giọng của người hát, tức là giọng phù hợp với từng người hát bản nhạc đó. Nếu tính hết thì có đến 30 loại giọng khác nhau, được xếp thành từng cặp giọng trưởng và giọng thứ song song. Ví dụ, cặp giọng không có dấu thăng hoặc dấu giáng là C và Am.
    • Giọng phù hợp cho bản nhạc

    Có nhiều người nghĩ rằng tác giả bản nhạc đã chọn giọng cho bản nhạc dựa trên ba yếu tố chính là: (1) chọn giọng phù hợp với giọng của tác giả bản nhạc vì tác giả bản nhạc phải hát được bản nhạc đó để lấy cảm hứng trong lúc sáng tác và giọng đó phải trong tầm cữ có thể hát được của con người; (2) giọng phải phù hợp với thế tay của loại nhạc cụ mà tác giả bản nhạc đó sử dụng để sáng tác ví dụ như đàn piano hay đàn guitar hoặc tác giả bản nhạc dự định sáng tác bản nhạc đó cho một loại nhạc cụ cụ thể nào đó; và (3) chọn giọng đơn giản (ít có dấu thăng hoặc dấu giáng) để đa số người chơi dễ tập đệm hoặc độc tấu góp phần giúp bản nhạc sẽ dễ dàng được phổ biến đến số đông công chúng.

    Tuy nhiên, trong thực tế, việc chọn giọng phù hợp cho bản nhạc không chỉ chủ yếu từ ba yếu tố có tính chất chủ quan như trên, mà còn do tính chất của bản nhạc mà tác giả bản nhạc muốn thể hiện. Ví dụ: Giọng C cho cảm giác dễ nghe, dễ hát, chất phát nhưng lại hơi khô khan. Trong khi đó, giọng Am nghe mênh mông, buồn man mát. Hay giọng G thích hợp cho các bài hành khúc vì có cảm giác cứng cỏi, mạnh mẻ. Giọng Dm và F thì lại có tính chất đồng quê, mộc mạc, gần gủi với hệ thống ngũ cung của Trung Hoa và Việt Nam. Giọng D thì nghe có vẻ bay bướm. Còn giọng Bm và Em thì nghe trầm hùng, lý tưởng, chắc chắn. Một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng khi chọn giọng phù hợp cho bản nhạc là giọng nào có nhiều dấu thăng thì ý nhạc càng sáng, có ánh bình minh và thường thích hợp cho lời kêu gọi, hiệu triệu mọi người làm một việc gì đó. Trong khi đó, giọng có nhiều dấu giáng thì ý nhạc thâm trầm và có chiều sâu.

    • Giọng phù hợp cho người hát

    Thông thường, giọng hát của con người có giới giạn trung bình từ nốt Sol của quãng tám 1 đến nốt Sol của quãng tám 2 hoặc nói theo cách khác giọng tự nhiên của hầu hết mọi người sẽ trải dài từ 1,5 quãng tám đến hai quãng tám và sẽ lên hoặc xuống một quãng nữa khi chuyển sang giọng gió, giọng mũi.

    Nói chung có 7 loại giọng dành cho con người trong đó nam có bốn giọng là: countertenor (phản nam cao), tenor (nam cao), baritone (nam trung), và Basso (nam trầm) và nữ có ba giọng là: soprano (nữ cao), mezzo-soprano (nữ trung) và alto (nữ trầm). Thường thì giọng của nam sẽ thấp hơn giọng của nữ tới một quãng tám. Nói chung, việc thấp hơn này là do cấu tạo thanh quản của người nam và của người nữ khác nhau nên giọng nam thì trầm còn giọng nữ thì trong và cao nên sẽ có những bản nhạc nếu hát theo giọng nữ thì giọng nam sẽ không theo nổi.

    Khi một bản nhạc được cả nam và nữ song tấu, sẽ có các lựa chọn sau đây khi chọn (ton) giọng cho bản nhạc khi hai người cùng hát chung:

    • Nếu giọng nữ là chủ đạo thì bạn sẽ lấy giọng nữ làm chính và giọng nam sẽ là phụ họa ở những ô nhịp có giai điệu phù hợp với giọng nam;
    • Nếu giọng nam là chủ đạo thì bạn sẽ lấy giọng nam làm chính và giọng nữ phụ họa ở những ô nhịp có giai điệu phù hợp với giọng nữ; hoặc
    • Sẽ lấy một quãng giữa (khoảng 2 cung rưởi) của hai giọng nam và nữ làm chuẩn để mỗi bên nhượng bộ nhau một ít để hòa thanh với nhau.

Bài viết này của tôi được viết trên cơ sở dựa vào những kiến thức âm nhạc mà tôi đã được học cũng như những kinh nghiệm tập chơi đàn piano trong nhiều năm qua. Nếu bạn thấy những thông tin chia sẻ của tôi ở trên là hữu ích cho việc học đàn piano của bạn, xin hãy ủng hộ tôi bằng một cú click chuột vào website này nhé www.phuoc-partner.com. Cám ơn bạn rất nhiều và chúc bạn thành công chinh phục loại nhạc cụ khó tính này nhé. Xin chào bạn.