Lao động
Câu hỏi 60. Theo Điều 111 BLLĐ, NLĐ được nghỉ ít nhất 24 giờ mỗi tuần. Nếu vì chu kỳ lao động mà NLĐ không thể nghỉ hằng tuần được thì NSDLĐ phải đảm bảo cho NLĐ được nghỉ bình quân ít nhất 04 ngày/01 tháng. Như vậy, NSDLĐ có thể dồn 04 ngày của một tháng nào đó sang 04 ngày của tháng sau kế tiếp không? Hay vì lý do công việc mà NSDLĐ không thể bố trí cho NLĐ nghỉ được thì có thể trả tiền lương cho NLĐ thay cho 04 ngày nghỉ này không? Nếu được thì có thể trả NLĐ theo mức lương cho ngày làm việc bình thường không?
BLLĐ không có quy định nào cho phép NSDLĐ được quyền dồn 04 ngày nghỉ hằng tuần của một tháng nào đó mà NLĐ chưa nghỉ được (vì lý do công việc nên NSDLĐ chưa có thể bố trí cho NLĐ nghỉ được) để cộng dồn sang cho tháng tiếp theo. Mặt khác, mục đích…
Câu hỏi 59. Theo quy định của BLLĐ, thời gian làm việc bình thường của NLĐ là không quá 48 giờ/01 tuần. Như vậy, nếu ban đầu NSDLĐ chỉ yêu cầu NLĐ làm việc 40 giờ/01 tuần theo HĐLĐ nhưng sau đó vì nhu cầu công việc nên NSDLĐ muốn tăng số thời gian làm việc của NLĐ lên 44 giờ/01 tuần thì NSDLĐ có quyền đơn phương quyết định việc thay đổi này không hay phải được sự đồng ý trước của từng NLĐ?
HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa NSDLĐ và NLĐ về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong mối quan hệ lao động, trong đó bao gồm cả nội dung thỏa thuận về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Trong trường hợp này, NLĐ…
Câu hỏi 58. NSDLĐ có thể quy định thời giờ làm việc cố định của NLĐ là 12 giờ/ngày nhưng vẫn đảm bảo không quá 48 giờ/tuần không?
Theo quy định của BLLĐ, thời giờ làm việc bình thường của NLĐ sẽ không được vượt quá 08 giờ/01 ngày và 48 giờ/01 tuần. Nếu NSDLĐ quy định giờ làm việc theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường sẽ không quá 10 giờ/01 ngày, nhưng không quá 48 giờ/01 tuần[162]. Do đó,…
Câu hỏi 57. Nếu NSDLĐ vi phạm quy định về việc làm thêm giờ, có phải cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm sẽ căn cứ vào số giờ làm thêm thuộc các trường hợp sau đây: (i) vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; (ii) vượt quá 40 giờ trong 01 tháng; hoặc (iii) vượt quá 200 giờ trong 01 năm để tự đề ra mức phạt vi phạm hành chính cụ thể phải không? NSDLĐ có buộc phải cho NLĐ đi kiểm tra sức khỏe sau khi tăng ca quá sức không?
Theo quy định của BLLĐ, NSDLĐ phải bảo đảm số giờ làm thêm của NLĐ như sau[158]: Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, nếu áp dụng chế độ làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm của NLĐ sẽ không…
Câu hỏi 56. Trong thời gian làm việc, NSDLĐ có được quyền yêu cầu NLĐ làm việc ở nhà của NLĐ hay tại một nơi nào đó được NSDLĐ thuê riêng cho NLĐ trong các trung tâm thương mại và NLĐ vẫn được nhận đủ lương theo HĐLĐ không? Hoặc nếu NLĐ xin thôi việc mà có thời gian báo trước hay NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ có thời gian báo trước nhưng NSDLĐ muốn NLĐ làm việc ở nhà thay vì đến chỗ làm trong thời gian báo trước thì có được không?
Điều 21.1 (c) BLLĐ quy định HĐLĐ phải có thỏa thuận về địa điểm làm việc trong HĐLĐ. Như vậy, khi giao kết HĐLĐ thì NLĐ và NSDLĐ phải tuân thủ những nội dung đã giao kết bao gồm cả địa điểm làm việc mà các bên đã thỏa thuận. Nếu NSDLĐ muốn chuyển địa…
Câu hỏi 55. Nếu HĐLĐ bị vô hiệu hoàn toàn do người thay mặt doanh nghiệp giao kết với NLĐ là trưởng chi nhánh mà không có ủy quyền hợp pháp từ người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước về lao động hướng dẫn các bên ký lại HĐLĐ cho đúng thẩm quyền với các nội dung khác giống như HĐLĐ bị vô hiệu nhưng một trong các bên lại không chịu ký lại thì HĐLĐ này sẽ được giải quyết như thế nào?
Chỉ có Tòa án là cơ quan có thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu[150]. Khi ra quyết định tuyên bố HĐLĐ vô hiệu, Tòa án có thẩm quyền phải giải quyết hậu quả pháp lý của việc tuyên bố HĐLĐ vô hiệu trong tuyên bố của mình[151]. Theo đó, khi HĐLĐ vô hiệu do…
Câu hỏi 54. Trong thời gian đang làm việc theo HĐLĐ, NSDLĐ có quyền yêu cầu NLĐ ở nhà khỏi phải đi làm (thuật ngữ tiếng Anh gọi chung là garden leave) và sẽ chỉ đến chỗ làm khi NSDLĐ có yêu cầu nhưng vẫn được doanh nghiệp trả lương và phúc lợi đầy đủ theo HĐLĐ và TƯLĐTT (nếu có) không?
Theo quy định tại Điều 99 BLLĐ, trong một số trường hợp thì NSDLĐ có quyền cho NLĐ ngừng việc và NLĐ được trả tiền lương ngừng việc. BLLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định nào nêu rõ thời gian ngừng việc tối đa sẽ là bao lâu. Tuy…
Câu hỏi 53. Nếu NLĐ có ký thỏa thuận với NSDLĐ là sẽ không làm việc cho đối thủ cạnh tranh của NSDLĐ trong một khoảng thời gian sau khi nghỉ việc và nếu vi phạm thì NLĐ phải bồi thường thiệt hại cho NSDLĐ và các bên thỏa thuận vụ việc sẽ được Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng trọng tài, thì VIAC có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp loại này không? Nếu câu trả lời là có thì nếu phán quyết của trọng tài VIAC tuyên đồng ý với việc NLĐ phải bồi thường cho NSDLĐ thì có vi phạm Điều 10 BLLĐ và Điều 9 Luật Việc làm về quyền tự do làm việc của NLĐ không?
VIAC có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp có liên quan đến thỏa thuận NLĐ không làm việc cho đối thủ cạnh tranh trong một thời gian sau khi nghỉ việc (“Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh”) không? VIAC là trung tâm trọng tài hoạt động theo quy định của Luật Trọng tài Thương…
Câu hỏi 52. NSDLĐ có thể áp dụng các hình thức KLLĐ như kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức, sa thải đối với NLĐ nào thường xuyên không hoàn thành công việc thay vì đơn phương chấm dứt HĐLĐ không?
Theo quy định tại Điều 36.1 (a) BLLĐ, việc NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc do NSDLĐ ban hành được xem là một trong những lý do để NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ[147]. Trong khi đó,…
Câu hỏi 51. Nếu khi thực hiện việc tái cơ cấu mà gặp trường hợp một số NLĐ dôi dư bị cho thôi việc có các hành vi đe dọa vũ lực chẳng hạn như gửi tin nhắn, thư nặc danh với những người trong ban quản trị của doanh nghiệp được phân công phụ trách việc tái cơ cấu thì NSDLĐ nên làm gì để bảo vệ cho họ?
Nếu trường hợp này xảy ra, NSDLĐ có thể đề nghị sự can thiệp của cơ quan công an có thẩm quyền để bảo vệ những người bị đe dọa. Cụ thể, những người bị đe dọa nên ghi âm, ghi hình hoặc dùng các biện pháp khác để hỗ trợ cho việc thu thập…